LeaderBook logo

Ngành giáo dục thể chất là gì? Ra trường làm gì?

23/08/2024
Ngành giáo dục thể chất là gì? Ra trường làm gì?
Mục lục

1. Ngành giáo dục thể chất là gì?

2. Tổ hợp xét tuyển ngành giáo dục thể chất

3. Các trường xét tuyển ngành giáo dục thể chất 

4. Chương trình học ngành giáo dục thể chất là gì?

5. Nhu cầu nhân lực đối với ngành giáo dục thể chất

6. Học giáo dục thể chất ra trường làm gì?

7. Mức lương của ngành Giáo dục Thể chất

Giáo dục thể chất là gì đang là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm khi tìm hiểu về ngành học này. Khác với những ngành học về tự nhiên, giáo dục thể chất tập trung vào việc phát triển toàn diện con người. Để tìm hiểu kỹ hơn về ngành học này cũng như các cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Leaderbook ngay nhé!

1. Ngành giáo dục thể chất là gì?

Giáo dục thể chất là gì? Đây một ngành học chuyên sâu về phát triển thể chất, tinh thần và xã hội của con người thông qua hoạt động thể chất và thể thao. Ngành này kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh học, tâm lý học, giáo dục học và khoa học thể thao để tạo ra một chương trình đào tạo toàn diện. Phạm vi của ngành này rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực:

  • Giáo dục thể chất trong trường học.
  • Huấn luyện thể thao.
  • Quản lý thể thao và giải trí.
  • Khoa học thể thao và dinh dưỡng.
  • Phục hồi chức năng và trị liệu thể thao.
Giáo dục thể chất là một ngành học chuyên sâu về phát triển thể chất, tinh thần

2. Tổ hợp xét tuyển ngành giáo dục thể chất

Khác với những ngành học thông thường khác trong khối tự nhiên hay xã hội. Để theo học được ngành này, các bạn sinh viên cần thi thêm một môn năng khiếu được yêu cầu ở các tổ hợp ở khối T. Vậy tổ hợp môn xét tuyển ngành giáo dục thể chất là gì? Bạn có thể xét tuyển ngành này theo các tổ hợp sau: 

  • Khối T00 (Toán, Sinh, Năng khiếu TDTT).
  • Khối T01 (Toán, GDCD, NK TDTT).
  • Khối T02 (Toán, Văn, Năng khiếu TDTT).
  • Khối T03 (Văn, Sinh, Năng khiếu TDTT).
  • Khối T04 (Toán, Sinh, NK TDTT).
  • Khối T05 (Văn, GDCD, Năng khiếu TDTT).
  • Khối T07 (Văn, Địa, Năng khiếu TDTT).
  • Khối T08 (Toán, GDCD, Năng khiếu TDTT).
  • Khối M02 (Toán, NK2, NK3).
  • Khối M03 (Văn, NK2, NK3).
  • Khối C14 (Văn, Toán, GDCD).
  • Khối C19 (Văn, Sử, GDCD).
  • Khối C20 (Văn, Địa, GDCD).
Các tổ hợp xét tuyển ngành giáo dục thể chất

3. Các trường xét tuyển ngành giáo dục thể chất 

Sau khi nắm được các tổ hợp xét tuyển, vậy các trường đào tạo ngành giáo dục thể chất là gì? Hiện nay, có khá nhiều các trường sư phạm và các trường năng khiếu tuyển sinh ngành thể chất. Các bạn trẻ đam mê ngành này có thể theo học tại các trường sau:

Khu vực

Tên trường

Điểm chuẩn 2023

Học phí trung bình

Miền Bắc

Đại học SP Hà Nội 2

32.8

12tr/ kỳ

Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội

18

Miễn học phí 100%

Đại học Sư phạm Hà Nội

19.55

12tr/ kỳ

Miền Trung

Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng

18.0 

1.2tr/ tháng

Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

21.94

11.7tr/ năm

Đại học Hồng Đức

18

12tr/ năm

Miền Nam

Đại học Quốc tế Hồng Bàng 

18

25tr/ kỳ

Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP HCM

22

12tr/ kỳ

Đại học Thể thao Tp HCM

18

12tr/ kỳ

Các trường đại học đào tạo ngành giáo dục thể chất

4. Chương trình học ngành giáo dục thể chất là gì?

Chương trình học ngành giáo dục thể chất được thiết kế để cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức và kỹ năng toàn diện. Vậy giáo dục thể chất là học những gì? Chương trình thường bao gồm hai phần chính là kiến thức đại cương và kiến thức chuyên nghiệp, cụ thể: 

4.1 Kiến thức đại cương

Phần kiến thức đại cương trong chương trình học ngành giáo dục thể chất cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức rộng, cần thiết cho sự phát triển toàn diện và hiểu biết về bối cảnh xã hội, văn hóa của ngành nghề. Cụ thể, sinh viên sẽ được học các môn học cơ bản như:

  • Triết học Mác - Lênin.
  • Kinh tế chính trị Mác - Lênin.
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh..
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Phần kiến thức đại cương cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức rộng, cần thiết

4.2 Kiến thức chuyên nghiệp

Phần kiến thức chuyên nghiệp tập trung vào các môn học trực tiếp liên quan đến ngành giáo dục thể chất, cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hành nghề. Theo đó, các môn học chuyên ngành bao gồm: 

Khoa học cơ bản ngành:

  • Giải phẫu học.
  • Sinh lý học Thể dục thể thao.
  • Kiểm tra y học.
  • Hồi phục dinh dưỡng, doping trong Thể dục thể thao.
  • Vệ sinh thể dục thể thao.
  • Y học Thể dục thể thao.
  • Sinh hóa Thể dục thể thao.
  • Sinh cơ Thể dục thể thao.
  • Đo lường Thể dục thể thao.

Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất

  • Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất
  • Tâm lý học thể dục thể thao.
  • Sư phạm thể dục thể thao.
  • Đo lường thể thao.
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học trong thể dục thể thao.

Các môn thể thao

  • Điền kinh.
  • Bơi lội.
  • Thể dục.
  • Bóng đá.
  • Bóng chuyền.
  • Bóng rổ.
  • Cầu lông.
  • Võ thuật.
Phần kiến thức chuyên nghiệp tập trung vào các môn học liên quan đến ngành giáo dục thể chất

5. Nhu cầu nhân lực đối với ngành giáo dục thể chất

Học giáo dục thể chất ra trường làm gì đang là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ học ngành quan tâm. Theo Bộ LĐTBXH, nhu cầu nhân lực trong ngành giáo dục thể chất ngày càng tăng lên do sự phát triển của xã hội và nhu cầu về sức khỏe. Các trường học, câu lạc bộ thể thao, trung tâm thể dục đều cần có những chuyên gia giáo dục thể chất để đảm bảo việc huấn luyện, giáo dục về sức khỏe cho cộng đồng.

Với việc học các kiến thức đại cương và chuyên nghiệp trong ngành giáo dục thể chất, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này. Công việc này không chỉ là huấn luyện viên mà còn là người đứng sau việc thiết kế và thực hiện các chương trình tập luyện, giáo dục về sức khỏe cho mọi đối tượng.

Nhu cầu nhân lực trong ngành giáo dục thể chất ngày càng tăng lên do sự phát triển của xã hội

6. Học giáo dục thể chất ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành giáo dục thể chất, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này. Dưới đây là một số vị trí công việc và cơ hội việc làm mà sinh viên có thể theo đuổi:

6.1 Vị trí công việc

Ngành thể dục thể chất đem đến khá nhiều những cơ hội làm việc cho sinh viên. Các bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau, từ huấn luyện viên, coach, hoặc các chuyên gia tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng, cụ thể: 

  • Huấn luyện viên tại các trường học: Sinh viên có thể trở thành huấn luyện viên thể dục thể thao tại các trường tiểu học, trung học hoặc đại học, giúp học sinh phát triển sức khỏe và kỹ năng thể thao.
  • Huấn luyện viên tại câu lạc bộ thể thao: Có thể làm việc tại các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp để huấn luyện các vận động viên.
  • Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe: Sinh viên cũng có thể làm việc trong lĩnh vực tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe, giúp người khác duy trì lối sống lành mạnh.
  • Quản lý cơ sở thể dục thể thao: Có thể đảm nhận vai trò quản lý tại các trung tâm thể dục, phòng tập gym hoặc các sân vận động.
Ngành thể dục thể chất đem đến khá nhiều những cơ hội làm việc cho sinh viên

6.2 Cơ hội việc làm

Ngành giáo dục thể chất luôn có nhu cầu về nhân lực, do đó sinh viên sẽ có cơ hội làm việc ngay sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể làm việc tại các trường tiểu học, trung học, đại học để làm giáo viên bộ môn huấn luyện cho các em học sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hợp tác với các tổ chức thể thao, y tế để thực hiện các dự án về giáo dục sức khỏe cộng đồng.

Ngoài việc làm việc tại các tổ chức, bạn cũng có thể tự mở lớp dạy thêm, huấn luyện cá nhân để phát triển sự nghiệp cá nhân. Bạn có thể tự mở các lớp dạy võ, dạy bơi, vừa để giúp các em có khả năng tự vệ, vừa để kiếm thêm thu nhập. Việc này giúp công việc của bạn trở nên có nghĩa hơn, góp phần tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh, năng động. 

Bạn có thể làm việc tại các trường tiểu học, trung học, đại học để làm giáo viên bộ môn huấn luyện

7. Mức lương của ngành Giáo dục Thể chất

Mức lương của ngành giáo dục thể chất phụ thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc và cơ sở làm việc. Tuy nhiên, theo thống kê của website suphamhanoi, mức lương trung bình của các chuyên gia giáo dục thể chất dao động từ 7 triệu đến 15 triệu đồng/tháng. Ngoài mức lương cố định, ngành giáo dục thể chất còn có cơ hội kiếm thêm từ việc tự mở lớp dạy thêm, huấn luyện cá nhân hoặc hợp tác với các tổ chức thể thao, y tế trong các dự án cụ thể.

Mức lương của ngành giáo dục thể chất phụ thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc

Trên đây là những thông tin về ngành giáo dục thể chất là gì, chương trình học, nhu cầu nhân lực, cơ hội việc làm và mức lương. Ngành này không chỉ mang lại cơ hội việc làm ổn định mà còn đóng góp vào việc nâng cao sức khỏe cộng đồng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ngành nghề này, hãy liên hệ ngay với Leaderbook để được hỗ trợ nhé!