LeaderBook logo

Có nên học kinh doanh thương mại? Cơ hội và góc khuất ngành của ngành

30/07/2024
Có nên học kinh doanh thương mại? Cơ hội và góc khuất ngành của ngành
Mục lục

1. Tìm hiểu về ngành kinh doanh thương mại

2. Kinh doanh thương mại thi khối nào?

3. Chương trình học kinh doanh thương mại

4. Tố chất cần có đối với ngành kinh doanh thương mại

5. Cơ hội việc làm của ngành kinh doanh thương mại

6. Các trường đào tạo kinh doanh thương mại

7. Sự giống và khác nhau giữa ngành kinh doanh thương mại và quản trị kinh doanh

Sinh viên theo học ngành kinh doanh thương mại sẽ được tiếp cận với nhiều môn học khác nhau như quản trị kinh doanh, marketing, tài chính, logistics, quản lý chuỗi cung ứng,... Vậy chương trình học và cơ hội làm việc như thế nào? Để giải đáp câu hỏi đó, hãy cùng Leaderbook tìm hiểu qua bài viết này nhé! 

1. Tìm hiểu về ngành kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại là một lĩnh vực học rất rộng lớn, bao gồm nhiều khía cạnh đa dạng liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Tìm hiểu thêm ngay nhé!

Kinh doanh thương mại - Tiềm năng phát triển tương lai

1.1 Ngành kinh doanh thương mại là gì?

Kinh doanh thương mại (hay còn gọi là Commercial Business trong tiếng Anh) là ngành học tập đào tạo chuyên sâu về kiến thức và kỹ năng liên quan đến nhiều khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Bao gồm quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, marketing, nghiệp vụ PR, phân tích tài chính, quản lý kho, nghiên cứu thị trường, và nhiều lĩnh vực khác.

Kinh Doanh Thương Mại - Chìa khóa mở ra cánh cửa thành công

1.2 Lợi thế của ngành kinh doanh thương mại

Ngành Kinh doanh thương mại mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng, từ quản lý bán hàng, tiếp thị, phân tích thị trường, đến quản lý chuỗi cung ứng và phát triển sản phẩm. Những vị trí này đều yêu cầu kỹ năng và kiến thức chuyên sâu, giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm việc làm và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Ngành còn cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức vững chắc về kinh doanh, cho phép họ hoạt động linh hoạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ doanh nghiệp nhỏ đến tập đoàn đa quốc gia. Sự linh hoạt này không chỉ tạo cơ hội cho sự phát triển nghề nghiệp mà còn giúp người lao động thích nghi nhanh chóng với thị trường.

1.3 Tiềm năng phát triển và thách thức của ngành

Ngành Kinh doanh thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các nhà sản xuất với người tiêu dùng. Bằng cách tối ưu hóa các kênh phân phối và phát triển các chiến lược hiệu quả, người tiêu dùng được đảm bảo rằng dịch vụ và hàng hóa sẽ được giao đến tay một cách nhanh nhất.

Ngoài việc thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư, các hoạt động thương mại đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Chúng cũng góp phần tạo việc làm và thúc đẩy hoạt động kinh tế ở cả cấp độ địa phương và toàn cầu.

2. Kinh doanh thương mại thi khối nào?

Kinh doanh thương mại thi khối nào thường là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ. Ngành yêu cầu thí sinh thi các khối liên quan đến các môn học cơ bản và chuyên môn để đủ điều kiện xét tuyển vào các trường đại học. Bao gồm 1 số khối thi như sau: 

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A1 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối D1 (Toán, Văn, Anh)
Ngành kinh doanh thương mại thi khối A00

3. Chương trình học kinh doanh thương mại

Khi theo học chuyên ngành của kinh doanh thương mại, bạn sẽ được trang bị kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực kinh tế, quản lý và dịch vụ quốc tế. Chương trình học không chỉ cung cấp nền tảng lý thuyết mà còn bao gồm các kỹ năng thực tiễn và xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. Các chương trình học cụ thể như sau:

3.2 Kiến thức về kinh doanh

Khóa học về kinh doanh sẽ cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quan về cách điều hành một doanh nghiệp. Từ những việc như lập kế hoạch chiến lược đến việc điều hành các phòng ban khác nhau, sinh viên sẽ được tiếp xúc và thực hành một cách đầy đủ.

Kinh doanh và kiến thức về kế hoạch chiến lược

3.3 Kiến thức về tài chính, đầu tư

Học về tài chính và đầu tư là một phần quan trọng trong chương trình Kinh doanh thương mại. Kiến thức này bao gồm quản lý ngân sách, phân tích báo cáo tài chính, và các nguyên tắc đầu tư cơ bản, từ cổ phiếu đến bất động sản. Sinh viên sẽ học cách nhìn nhận rủi ro, tối ưu hóa các cơ hội đầu tư và phát triển chiến lược tài chính.

3.4 Kiến thức về Marketing

Học kiến thức về marketing là một yếu tố thiết yếu trong chương trình đào tạo của ngành. Kiến thức về marketing bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích hành vi khách hàng, xây dựng chiến lược phát triển. Sinh viên sẽ nắm vững các chiến lược marketing để xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và dịch vụ hiệu quả.

Marketing là yếu tố thiết yếu trong kinh doanh

3.5 Kiến thức về Kinh tế học

Về kinh tế học, sinh viên sẽ được học cách đánh giá các yếu tố kinh tế, phân tích xu hướng và tác động của các chính sách. Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp xúc với dự đoán chuyển động, biến động kinh tế,... Những điều này sẽ hỗ trợ các quyết định kinh doanh và chiến lược phát triển hiệu quả.

3.6 Kiến thức về cung ứng phân phối

Học về cung ứng phân phối trong kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng. Họ sẽ hiểu được các phương pháp và công cụ để tối ưu hóa quá trình cung ứng và giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ học cách đánh giá hiệu quả và hiệu suất của các kênh phân phối khác nhau.

Mối liên hệ giữa các nhà cung ứng phân phối

4. Tố chất cần có đối với ngành kinh doanh thương mại

Chuyên ngành kinh doanh thương mại không chỉ là một lĩnh vực học tập hấp dẫn mà còn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Để thành công trong các vị trí công việc trong ngành này, bạn cần sở hữu những tố chất sau:

  • Khả năng học tốt các môn khoa học tự nhiên.
  • Kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng linh hoạt trong ứng xử và hiểu biết về tâm lý con người.
  • Khả năng thuyết trình hiệu quả và kỹ năng thuyết phục người khác.
  • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học.
  • Tính kiên trì, chăm chỉ và khả năng làm việc dưới áp lực cao.
Giao tiếp chính là kỹ năng quan trọng trong ngành kinh doanh thương mại 

5. Cơ hội việc làm của ngành kinh doanh thương mại

Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc đa dạng và hấp dẫn, bao gồm:

  • Chuyên viên Tổ chức Kinh doanh Thương mại: Đảm nhận vai trò tổ chức và điều phối các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, từ lập kế hoạch đến triển khai. Theo TopCV mức lương khởi điểm thường từ 8-12 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên Sales và Quản lý Cửa hàng: Quản lý hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh tại các cửa hàng. Mức lương khởi điểm có thể từ 7-10 triệu đồng/tháng theo TopCV.
  • Nhân viên Kinh doanh Xuất Nhập Khẩu: Xử lý các giao dịch xuất khẩu và nhập khẩu, quản lý kho hàng hóa và đảm bảo quy trình logistics diễn ra toàn diện. Theo Timviec24, lương khởi điểm thường từ 10-15 triệu đồng
  • Nhân viên Forwarder và Logistics: Quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hóa, đảm bảo quy trình logistic hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Mức lương khởi điểm khoảng 8-12 triệu đồng/tháng theo Glints.
  • Nhân viên Marketing: Phụ trách các hoạt động tiếp thị, từ xây dựng chiến lược marketing đến triển khai các chiến dịch quảng cáo nhằm thu hút khách hàng. Mức lương khởi điểm từ 10-15 triệu đồng/tháng theo Vieclam24h.
  • Giảng viên và Nghiên cứu viên: Giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về kinh doanh thương mại tại các trường Đại học và cao đẳng kinh doanh thương mại. Mức lương khởi điểm có thể từ 12-20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào cấp bậc và kinh nghiệm theo TopCV.
Chuyên viên tổ chức kinh doanh thương mại tư vấn khách hàng

6. Các trường đào tạo kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các thí sinh vì triển vọng nghề nghiệp rộng mở và cơ hội phát triển. Vậy ngành kinh doanh thương mại học trường nào? Dưới đây là một số trường đại học tiêu biểu ở từng miền:

6.1 Miền Bắc

Chương trình học kinh doanh thương mại mỗi nơi có thể khác nhau nhưng đối với miền Bắc thì đây là nơi tập trung đông đảo ngôi trường hàng đầu của Việt Nam, điển hình là:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Điểm chuẩn 2023: 28.0 (tùy theo tổ hợp xét tuyển) và học phí khoảng 16 triệu đồng/năm.
  • Đại học Ngoại thương (FTU): Điểm chuẩn 2023: 27.5 (tùy theo tổ hợp xét tuyển) và học phí: khoảng 20 triệu đồng/năm.
Neu - nơi đào tạo những nhân tài kinh doanh hàng đầu Việt Nam

6.2 Miền Trung

Miền trung cũng là nơi tập trung đông đúc các trường đào tạo kinh doanh thương mại và thu hút nhiều thí sinh tham gia trong các kỳ thi tuyển sinh. Điển hình như hai trường dưới đây:

  • Đại học Đà Nẵng - Khoa Kinh tế: Điểm chuẩn 2023: 22.0 (tùy theo tổ hợp xét tuyển) và học phí khoảng 14 triệu đồng/năm
  • Đại học Vinh: Điểm chuẩn 2023: 21.5 (tùy theo tổ hợp xét tuyển) và học phí khoảng 12 triệu đồng/năm
Đại học Đà Nẵng là nơi đào tạo ngành kinh doanh thương mại 

6.3 Miền Nam

Miền Nam Việt Nam nổi bật với các trường có ngành kinh doanh thương mại. Dưới đây là giới thiệu về một số trường đại học tiêu biểu tại miền Nam chuyên cung cấp chương trình đào tạo trong lĩnh vực này:

  • Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH): Điểm chuẩn 2023: 26.0 (tùy theo tổ hợp xét tuyển) và học phí khoảng 18 triệu đồng/năm
  • Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU): Điểm chuẩn 2023: 24.5 (tùy theo tổ hợp xét tuyển) và học phí khoảng 15 triệu đồng/năm
Đại học Tôn Đức Thắng với điểm chuẩn 24,5 cho ngành kinh doanh thương mại điện tử

7. Sự giống và khác nhau giữa ngành kinh doanh thương mại và quản trị kinh doanh

Quản trị Kinh doanh và Kinh doanh Thương mại đều là những ngành học nổi bật trong lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt, 2 ngành này đều nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tạo giá trị cho nền kinh tế. Tuy nhiên, Kinh doanh thương mại và Quản trị kinh doanh vẫn còn một số điểm khác nhau như:

Tiêu chí

Kinh doanh Thương mại

Quản trị Kinh doanh

Mục tiêu

Tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình mua bán và phân phối hàng hóa, gia tăng hiệu quả hoạt động thương mại.

Nhắm đến việc quản lý toàn diện và điều hành các hoạt động trong tổ chức để tối đa hóa hiệu quả và lợi nhuận.

Phạm vi

Hạn chế ở các hoạt động liên quan đến giao dịch thương mại, chuỗi cung ứng và phân phối sản phẩm.

Rộng hơn, bao gồm tất cả các lĩnh vực của tổ chức như tài chính, nhân sự, sản xuất, marketing và chiến lược.

Kỹ năng

Kỹ năng quản lý bán hàng, phân tích thị trường, quản lý chuỗi cung ứng, và xử lý logistics.

Kỹ năng quản lý tổng quát, lập kế hoạch chiến lược, phân tích tài chính, quản lý nhân sự, và điều hành sản xuất.

Chương trình giảng dạy

Tập trung vào các môn học liên quan đến tiếp thị, quản lý chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu và quản lý bán hàng.

Bao gồm các môn học về quản lý tổ chức, tài chính, marketing, nhân sự, và chiến lược kinh doanh.

Cơ hội nghề nghiệp

Các vị trí như quản lý bán hàng, chuyên viên logistics, quản lý chuỗi cung ứng, và nhân viên xuất nhập khẩu.

Các vị trí như giám đốc điều hành, quản lý dự án, giám đốc tài chính, trưởng phòng nhân sự, và quản lý marketing.

Đến với cuộc sống hiện đại ngày nay, Kinh doanh thương mại chính là ngành học đáng để các bạn lựa chọn để các bạn theo đuổi đam mê và xây dựng tương lai thành công của mình. Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến ngành học. Hy vọng các bạn trẻ sẽ có một cách nhìn toàn diện và đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình. Nếu có gì thắc mắc, hãy liên hệ Leaderbook để được giải đáp nhé!