LeaderBook logo

Kinh tế xây dựng là ngành gì? Nên học trường nào tốt nhất?

26/08/2024
Kinh tế xây dựng là ngành gì? Nên học trường nào tốt nhất?
Mục lục

1. Chuyên ngành kinh tế xây dựng là gì? Kinh tế xây dựng học môn gì?

2. Học kinh tế xây dựng thi khối gì?

3. Nhu cầu nhân lực ngành kinh tế xây dựng?

4. Kinh tế xây dựng học trường nào?

5. Ngành kinh tế xây dựng làm gì?

6. Lương ngành kinh tế xây dựng

7. Con gái có nên học ngành kinh tế xây dựng?

8. Tố chất cần có khi học kinh tế xây dựng là gì?

Kinh tế xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính, dự toán và tối ưu hóa chi phí cho các dự án xây dựng. Ngành học này kết hợp kiến thức kinh tế và kỹ thuật xây dựng, mang lại cho sinh viên cái nhìn tổng thể về quy trình và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một dự án xây dựng. Trong bài viết này, Leaderbook sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành kinh tế xây dựng và cung cấp những gợi ý hữu ích để chọn lựa môi trường học tập phù hợp nhé!

1. Chuyên ngành kinh tế xây dựng là gì? Kinh tế xây dựng học môn gì?

Kinh tế xây dựng là một trong những chuyên ngành quan trọng thuộc lĩnh vực xây dựng, kết hợp giữa hai mảng kiến thức chính là kinh tế và xây dựng. Chuyên ngành này giúp sinh viên hiểu rõ và áp dụng các nguyên lý kinh tế vào việc quản lý và triển khai các dự án xây dựng một cách hiệu quả và tối ưu.

Khi bạn theo học chuyên ngành này, bạn sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng để trở thành một kỹ sư kinh tế xây dựng. Sinh viên theo học chuyên ngành Kinh tế Xây dựng sẽ được đào tạo qua nhiều môn học như điều tra quy hoạch, hình họa và vẽ kỹ thuật, trắc địa đại cương, địa kỹ thuật, máy xây dựng, Kinh tế - quản lý khai thác cầu đường, kế hoạch khai thác và an toàn giao thông,...

Khoa Kinh tế xây dựng thu hút rất nhiều sinh viên đăng ký

2. Học kinh tế xây dựng thi khối gì?

Kinh tế Xây dựng là một trong những ngành học hấp dẫn, kết hợp giữa kiến thức kinh tế và kỹ thuật xây dựng. Dưới đây là những khối thi mà bạn có thể tham khảo để xét tuyển vào ngành Kinh tế Xây dựng tại các trường đại học ở Việt Nam.

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học).
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
  • Khối D02 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Nga)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
Có rất nhiều khối xét tuyển ngành kinh tế xây dựng

3. Nhu cầu nhân lực ngành kinh tế xây dựng?

Ngành Kinh tế Xây dựng là một trong những ngành học đầy tiềm năng và có nhu cầu nhân lực cao trong tương lai. Theo báo cáo đánh giá của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cả nước hiện nay có hơn 7 triệu lao động đang làm việc trong ngành Xây dựng. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường xây dựng.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia trong ngành dự báo, nhu cầu nhân lực của ngành xây dựng sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm. Với tốc độ phát triển hiện nay, số lượng lao động làm việc trong ngành xây dựng vào năm 2030 có thể đạt tới 12 – 13 triệu người. Điều này mở ra cơ hội vô cùng rộng mở cho những sinh viên học những ngành liên quan đến xây dựng.

Ngành kinh tế xây dựng mở ra cơ hội làm việc rộng lớn

4. Kinh tế xây dựng học trường nào?

Lựa chọn một trường đại học uy tín để theo học khoa Kinh tế Xây dựng là điều quan trọng đối với các bạn trẻ. Dưới đây là những trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực Kinh tế Xây dựng tại Việt Nam:

4.1. Miền Bắc

Việc lựa chọn một trường đại học phù hợp không chỉ dựa trên danh tiếng mà còn phải xem xét chương trình đào tạo và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Các trường đào tạo ngành kinh tế xây dựng ở miền Bắc như:

  • Đại học Công nghệ Giao thông vận tải - 21.4 điểm - 345,000 đồng/1 tín chỉ
  • Đại Học Xây Dựng Hà Nội - 22.4 điểm - 1.640.000 đồng/tháng
  • Đại Học Kiến Trúc Hà Nội - 22.8 điểm - 426.000 – 487.000 VNĐ/tín chỉ
  • Đại Học Thủy Lợi - 23.25 điểm - 310.000 - 335.000/tín chỉ

4.2. Miền Trung 

Miền Trung Việt Nam, với vị trí địa lý đặc biệt và tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ, cũng là nơi có nhiều trường đại học chất lượng trong lĩnh vực Kinh tế Xây dựng. Các trường đào tạo ngành kinh tế xây dựng tại khu vực miền trung bao gồm:

  • Đại Học Xây Dựng Miền Trung - 18 điểm - 11.700.000 VNĐ/năm
  • Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế - 18.3 điểm - 385.000/tín chỉ
  • Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng - 20 điểm - 1.750.000 VNĐ/năm

4.3. Miền Nam

Các trường đào tạo ngành kinh tế xây dựng tại miền nam không chỉ có chương trình đào tạo tiên tiến mà còn liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp. Dưới đây là trường danh tiếng trong lĩnh vực Kinh tế Xây dựng:

  • Đại Học Giao Thông Vận Tải (Cơ sở Phía Nam) - 21 điểm (Tốt nghiệp THPT) -10.600.000 VNĐ/năm học
Các trường đào tạo ngành kinh tế xây dựng cung cấp cho sinh viên những kiến thức quan trọng

5. Ngành kinh tế xây dựng làm gì?

Ngành Kinh tế Xây dựng đang trở thành một trong những ngành học hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm đa dạng. Dưới đây là một số vị trí công việc mà bạn có thể lựa chọn khi theo học ngành này:

  • Quản lý xây dựng tại các cơ quan nhà nước: Làm việc tại đây, bạn sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch, quản lý tài chính, và kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng công cộng.
  • Quản lý đầu tư ở địa phương: Bạn có thể làm việc tại các sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính ở cấp tỉnh, thành phố hoặc các phòng quản lý xây dựng và tài chính của các quận, huyện.
  • Nghiên cứu kinh tế và quản lý xây dựng: Công việc này phù hợp với những người đam mê nghiên cứu và muốn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng quản lý xây dựng tại Việt Nam.
  • Tư vấn đầu tư và phân tích dự án: Bạn có thể làm việc tại các công ty tư vấn đầu tư xây dựng, cung cấp dịch vụ tư vấn lập kế hoạch đầu tư, phân tích dự án, lập và thẩm tra dự toán.
  • Thẩm định dự án: Bạn sẽ tham gia vào quá trình thẩm định các dự án xây dựng, đánh giá rủi ro và đưa ra các quyết định đầu tư.
  • Quản lý dự án xây dựng: Làm việc tại các ban quản lý dự án công trình xây dựng và các chủ đầu tư, bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án, từ giai đoạn lên kế hoạch đến khi hoàn thành.
  • Giảng dạy: Nếu bạn đam mê truyền đạt kiến thức và muốn góp phần đào tạo thế hệ trẻ, trở thành giảng viên ngành Kinh tế Xây dựng là một lựa chọn tuyệt vời.
Học ngành kinh tế xây dựng có thể làm việc ở nhiều vị trí

6. Lương ngành kinh tế xây dựng

Ngành Kinh tế Xây dựng mang đến nhiều cơ hội việc làm đa dạng với mức lương hấp dẫn. Dưới đây là các công việc tiêu biểu trong ngành này cùng với mức lương trung bình, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thu nhập khi theo đuổi ngành Kinh tế Xây dựng.

  • Quản lý dự án xây dựng: Vị trí quản lý xây dựng tại các cơ quan nhà nước hoặc công ty yêu cầu chuyên môn cao trong việc lập kế hoạch và giám sát dự án. Theo Glints, mức lương trung bình cho vị trí này dao động từ 8 triệu đến 12 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào cấp bậc và kinh nghiệm.
  • Kỹ sư kinh tế xây dựng: Theo CareerViet, các vị trí kỹ sư kinh tế xây dựng có thể nhận mức lương từ 15 triệu đến 20 triệu đồng. Công việc này bao gồm việc phối hợp giám sát và triển khai các dự án xây dựng.
  • Giảng dạy: Theo LuatVietNam, giảng viên ngành Kinh tế Xây dựng tại các trường đại học và cao đẳng có mức lương từ 5 triệu đến 18 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào cấp bậc và kinh nghiệm giảng dạy.
Mức lương nghề nghiệp rất hấp dẫn

7. Con gái có nên học ngành kinh tế xây dựng?

Thực tế cho thấy, sinh viên nữ ngành Kinh tế Xây dựng hoàn thành rất tốt chương trình học và hầu hết đều có việc làm ngay sau thời gian thực tập. Với nhu cầu ngày càng cao về nhân lực trong ngành xây dựng, các bạn nữ có nhiều cơ hội làm việc tại nhiều vị trí. Không những thế, ngành Kinh tế Xây dựng còn mở ra triển vọng phát triển nghề nghiệp lâu dài. Bạn có thể thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao hoặc trở thành chuyên gia tư vấn, giảng viên chuyên ngành.

Trên thực tế, càng ngày càng có nhiều sinh viên nữ học ngành kinh tế xây dựng

8. Tố chất cần có khi học kinh tế xây dựng là gì?

Ngành kinh tế xây dựng không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn yêu cầu nhiều kỹ năng mềm quan trọng. Dưới đây là ba tố chất cần thiết để thành công trong lĩnh vực này:

8.1. Khả năng phân tích

Khả năng phân tích là một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi học Kinh tế Xây dựng. Bằng cách phân tích các yếu tố kinh tế, kỹ thuật và tài chính, bạn có thể đưa ra những dự báo chính xác về khả năng thực hiện và phát triển của dự án.

Khả năng phân tích rất quan trọng khi học kinh tế xây dựng

8.2. Khả năng đàm phán

Khả năng đàm phán là một kỹ năng không thể thiếu đối với những ai học Kinh tế Xây dựng. Kỹ năng đàm phán giúp bạn đưa ra những ý tưởng có lợi cho doanh nghiệp, đồng thời thuyết phục đối tác bằng những lợi ích mà họ có thể nhận được. Điều này không chỉ giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đối tác mà còn đảm bảo sự thành công của dự án.

Kỹ năng đàm phán cũng rất có ích khi làm việc trong lĩnh vực này

8.3. Khả năng làm việc độc lập

Khả năng làm việc độc lập là một trong những tố chất quan trọng đối với sinh viên khi học Kinh tế Xây Dựng. Với kỹ năng này, bạn cần tập trung cao độ để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn và đạt chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó, làm việc độc lập giúp bạn tự tin trong việc tiếp thu kiến thức mới, cập nhật các xu hướng và kỹ thuật hiện đại trong ngành xây dựng.

Kinh tế xây dựng là một ngành học hấp dẫn và đầy triển vọng, đặc biệt trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng hiện nay. Việc lựa chọn đúng trường đào tạo sẽ giúp bạn trang bị kiến thức chuyên sâu và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực này. Hy vọng bài viết trên của Leaderbook đã mang lại những thông tin hữu ích, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về ngành kinh tế xây dựng và lựa chọn được trường học phù hợp nhất để theo đuổi đam mê.