Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật hóa học
1.3 Ngành kỹ thuật hóa học thi khối nào?
2. Ngành kỹ thuật hóa học học ở đâu uy tín?
3. Ngành kỹ thuật hóa học ra làm gì?
4. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành hóa học
5. Mức lương của ngành kỹ thuật hóa học có cao không?
6. Những tố chất phù hợp với ngành kỹ thuật hóa học?
7. Thắc mắc thường gặp về ngành Kỹ thuật Hóa học
Hiện nay, ngành kỹ thuật hóa học là ngành nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khoa học công nghệ của nước ta. Vậy ngành học này có khó không và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Leaderbook để trả lời câu hỏi nhé!
Kỹ thuật hóa học là ngành đi đầu trong việc phát triển khoa học và công nghệ để nhằm ứng dụng vào sản xuất cũng như đời sống. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến ngành học này mà bạn có thể tham khảo.
Kỹ thuật hóa học là một lĩnh vực khoa học và công nghệ giúp nghiên cứu, ứng dụng để tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống xã hội. Ngành này có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như dầu khí, dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm, phân bón, vật liệu hàng không, môi trường.
Khi theo học ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng với các môn cơ sở ngành về các mảng như:
Hiện nay, ngành công nghệ kỹ thuật hóa học là ngành nghề đang rất hot và được nhiều bạn học sinh lựa chọn. Đây là ngành học được nhiều trường đại học đào tạo một cách chuyên nghiệp. Bạn có thể đăng ký xét tuyển qua các tổ hợp môn như sau:
Ngành kỹ thuật hoá học học ở đâu đang là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm. Việc lựa chọn học trường nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng đào tạo, mức độ uy tín cũng như chi phí học của từng trường. Cụ thể như sau:
Trong nền công nghiệp phát triển, việc đầu tư cho ngành kỹ thuật hóa học ngày càng được chú trọng. Dưới đây là một số công việc mà các bạn sinh viên có thể tham khảo:
Bạn sẽ làm việc tại các nhà máy, cơ sở sản xuất với vai trò là một kỹ sư công nghệ, quản lý điều hành. Công việc cụ thể là quản lý sản xuất, giám sát công nghệ, vận hành dây chuyền nghiên cứu cải tiến sản xuất, quản lý nhà máy, chất lượng sản phẩm, quản trị doanh nghiệp. Theo CareerViet, mức lương trung bình của vị trí này khoảng 11 triệu đồng/tháng.
Bạn sẽ được là việc trong các phòng thí nghiệm để nghiên cứu phát triển sản phẩm cũng như quản lý chất lượng sản phẩm. Theo TopCV, mức lương của vị trí này thấp nhất rơi vào khoảng 5-8 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư sẽ làm việc tại các đơn vị thiết kế, thi công, quản lý dự án liên quan đến hóa chất, thực phẩm, dầu khí,… Bên cạnh đó, bạn có thể làm nghiên cứu viên, giảng viên tại các viện nghiên cứu, các trường đại học và cao đẳng. Mức lương của vị trí này dao động từ 6-15 triệu và có thể lên đến 30 triệu đối với các chuyên viên kinh nghiệm ( nguồn topCV).
Bạn có thể làm các công việc khác như kinh doanh hóa chất, thiết bị, chuyển giao công nghệ. Đặc biệt, bạn cũng có thể học cao học, nghiên cứu sinh để trở thành thạc sỹ, tiến sỹ ngành kỹ thuật hóa học.
Tương lai ngành kỹ thuật hóa học sẽ trở thành một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đây cũng là cơ hội mang đến nhiều việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ. Các doanh nghiệp trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài đều rất cần nhân lực cho ngành này và sẵn sàng đưa ra chế độ tốt nhất.
Ở nước ta hiện nay, các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu không ngừng được đầu tư cả về mặt tài chính, cơ sở hạ tầng, công nghệ,... để phục vụ công tác nghiên cứu tăng khả năng ứng dụng vào thực tiễn. Do vậy, các bạn trẻ sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường hiện đại để phát triển bản thân hơn.
Tại Việt Nam, mức lương của ngành kỹ thuật hoá học là khoảng 9 – 10 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, với những kỹ sư lành nghề và có nhiều thành tích cao trong công việc, mức lương có thể tăng gấp 3 lần, khoảng 30 triệu đồng/tháng hoặc hơn ( theo trang vieclam.imtat.edu.vn). Do đó, những bạn có đủ năng lực và khả năng ngoại ngữ tốt thì hoàn toàn có thể đạt được mức lương cực kỳ hấp dẫn.
Mỗi ngành học đều có những yêu cầu cũng như đặc điểm nhất định đối với người học. Do vậy, đối với ngành kỹ thuật hoá học, ngoài trình độ chuyên môn, sinh viên còn cần có các tố chất và kỹ năng sau để có thể dễ dàng phát triển.
Nhiều bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh quan tâm đến ngành kỹ thuật hoá học đang băn khoăn về việc ngành này có độc hại không hay con gái có nên học hay không? Dưới đây sẽ là những thông tin giúp giải đáp cho bạn.
Kỹ thuật hoá học là ngành không có gì nguy hiểm hay độc hại. Trong quá trình học thực hành bạn sẽ tiếp xúc với một số hóa chất và được trang bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ. Đặc biệt, quy trình thực hiện rất nghiêm ngặt nên sẽ không để xảy ra sự cố khi thực hành.
Cơ hội nghề nghiệp đối với các bạn sinh viên nữ của ngành kỹ thuật hóa học rất cao so với các bạn nam. Bởi, nhà tuyển dụng không đòi hỏi nhiều về thể lực mà chỉ chú trọng sự nhanh nhạy, khéo léo và các kỹ năng mềm.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về ngành kỹ thuật hóa học. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành học này, để lựa chọn ngành học phù hợp nhất với bản thân mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ với Leaderbook để được tư vấn nhé!