LeaderBook logo

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng: Nhu cầu tuyển dụng cao

15/07/2024
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng: Nhu cầu tuyển dụng cao
Mục lục

1. Tìm hiểu ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng

2. Có nên học logistics và quản lý chuỗi cung ứng không?

3. Việc làm ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng

4. Ai nên học logistics và quản lý chuỗi cung ứng?

5. Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng học những gì?

6. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào?

Sự bùng nổ của thương mại điện tử và hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng lên vị trí hàng đầu trong các ngành nghề "hot" nhất hiện nay. Không chỉ vậy, nhu cầu tuyển dụng của ngành này cũng liên tục tăng cao với mức lương vô cùng hấp dẫn. Để hiểu rõ hơn về cơ hội việc làm của logistics, bạn hãy cùng Leaderbook tìm hiểu sâu hơn qua bài viết này nhé!

1. Tìm hiểu ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có nghĩa là ngành nghiên cứu, quản lý các dịch vụ vận chuyển sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể, lĩnh vực này sẽ liên quan tới việc áp dụng và kiểm soát các luồng dịch chuyển, lên kế hoạch cho chuỗi cung ứng và các nguyên liệu vật tư. Nhờ đó, hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được vận chuyển một cách hiệu quả và kịp thời đến với người tiêu dùng cuối cùng.

Khi theo đuổi ngành học này, sinh viên sẽ được nâng cao những kiến thức về quản lý và vận hành chuỗi cung ứng cũng như cách thức tổ chức hệ thống phân phối. Đồng thời, bạn cũng sẽ được học các phương pháp xây dựng hay hoạt động liên quan đến vận tải bằng đường bộ, đường sắt và đường biển. Hơn nữa, chương trình học cũng bao gồm các khóa học về quản trị chiến lược và kỹ năng giao tiếp.

Sinh viên sẽ được học về chuỗi cung ứng và nguyên liệu vật tư

2. Có nên học logistics và quản lý chuỗi cung ứng không?

Nhìn chung, logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang có sức thu hút lớn đối với các bạn trẻ bởi những tiềm năng phát triển và cơ hội trong tương lai. Ngay sau đây, bạn hãy cùng Leaderbook tìm hiểu đâu là những lý nên học logistics và quản lý chuỗi cung ứng nhé!

2.1 Nhu cầu tuyển dụng lớn

Dự kiến vào năm 2025, ngành logistics tại Việt Nam sẽ phát triển với mức tăng trưởng từ 15% đến 20%, góp phần mang lại 8-10% vào tổng GDP của quốc gia. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của ngành này vẫn còn khan hiếm kể cả số lượng và chất lượng. Tại Việt Nam hiện chỉ có khoảng 200.000 nhân viên chuyên nghiệp trong tổng số lên đến 1 triệu người. Vì vậy, đây là cơ hội lớn cho các trường đào tạo và tổ chức phát triển nguồn nhân lực có thể mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhu cầu tuyển dụng và đào tạo ngành logistics được mở rộng

 2.2 Cơ hội việc làm cao

Trước nhu cầu tuyển dụng ngày một tăng, sinh viên logistics và quản lý chuỗi cung ứng sau khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn trong tương lai. Ngoài các công ty vận tải và kho bãi, sinh viên có thể tìm kiếm nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng tại các công ty sản xuất, công nghệ, bán lẻ, y tế. 

Bên cạnh đó, sự phát triển của thương mại điện tử và nhu cầu về vận chuyển nhanh chóng cũng đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Bạn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí như quản lý chuỗi cung ứng số, phân tích dữ liệu và quản lý hàng tồn kho. 

Học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có nhiều cơ hội việc làm

2.3 Mức lương hấp dẫn

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, mức lương khởi điểm cho nhân viên ngành logistics dao động từ 350 đến 500 USD/tháng. Đặc biệt, vị trí quản lý có thể nhận được mức lương từ 3.000 đến 4.000 USD/tháng. Điều này cho thấy mức lương của ngành logistics tại Việt Nam khá hấp dẫn và sẽ tăng rất cao tuỳ theo kinh nghiệm làm việc.

Logistics là một trong những ngành có mức lương hấp dẫn

2.4 Đa dạng vị trí việc làm

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như vận chuyển, kho vận, phân phối, bán lẻ và thương mại quốc tế. Do đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn nhiều công việc khác nhau tùy thuộc vào sở thích và kỹ năng của mình. 

Đặc biệt, ngành này không chỉ giới hạn trong khuôn khổ kinh tế mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như du lịch, dịch vụ quốc tế, sản xuất máy móc và vận tải. Điều này sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều lựa chọn nghề nghiệp để phát huy tối đa tiềm năng của bản thân trong tương lai.

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cung cấp đa dạng việc làm

3. Việc làm ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Khi tìm hiểu ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên có thể khám phá nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và đa dạng. Sau đây là một số công việc bạn có thể tại các công ty làm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này. 

3.1 Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận công việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tư vấn và giới thiệu các dịch vụ logistics phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, bạn cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty để đảm bảo dịch vụ được cung cấp một cách hiệu quả và kịp thời. Theo Vietnamworks, mức lương của nhân viên kinh doanh sẽ dao động từ 20 - 25 triệu đồng/tháng.

​​Nhân viên kinh doanh giới thiệu dịch vụ cho khách hàng

3.2 Nhân viên quản lý điều hành vận tải

Nhân viên điều hành vận tải chịu trách nhiệm quản lý và lập kế hoạch về vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, giao nhận hàng hóa,... Ngoài ra, vị trí này còn đảm bảo rằng mọi quá trình từ nhập kho, lưu kho đến xuất kho đều được thực hiện một cách chính xác để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Mức lương của nhân viên quản lý điều hành vận tải sẽ rơi vào tầm 30 - 35 triệu đồng/tháng theo TopCV. 

Nhân viên quản lý điều hành vận tải đang giám sát quá trình vận tải

3.3 Nhân viên quản lý hàng hóa

Nhân viên quản lý hàng hóa trong ngành logistics có trách nhiệm quản lý toàn bộ quy trình kho bãi, lập kế hoạch và triển khai các chiến lược nhằm tối ưu hóa không gian kho. Bên cạnh các nhiệm vụ cơ bản, bạn cần phải giải quyết các vấn đề phát sinh như thiếu hụt hàng, hư hỏng hoặc mất mát để tránh ảnh hưởng đến quá trình vận hành chung của kho. Theo Vietnamworks, mức lương trung bình cho nhân viên quản lý hàng hóa dao động từ 22 đến 26 triệu đồng/tháng.

Nhân viên quản lý hàng hóa đang kiểm tra kho hàng

3.4 Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cần tìm kiếm, tư vấn, giới thiệu các dịch vụ xuất nhập khẩu phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sau khi đã giới thiệu và tư vấn thành công cho khách hàng, bạn cần tiến hành lập hồ sơ cho mỗi lô hàng, bao gồm các giấy tờ cần thiết như hóa đơn, giấy chứng nhận xuất xứ,...

Đặc biệt, nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu phải liên tục giám sát quá trình thông quan và làm việc chặt chẽ với các cơ quan hải quan để đảm bảo hàng hóa được giao nhận đúng hạn. Theo TopCV, bạn có thể nhận được mức lương 25 - 30 triệu đồng/tháng cho vị trí này. 

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu có mức lương hấp dẫn

Sau khi tìm hiểu những vị trí kể trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên học logistics và quản lý chuỗi cung ứng hay không. Đây được biết đến là ngành học hứa hẹn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển cho sinh viên. Ngoài những công việc trên, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau với mức lương hấp dẫn như:

  • Chuyên viên quản trị dịch vụ kinh doanh và vận tải
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng trong các công ty dịch vụ logistics
  • Chuyên viên điều phối dịch vụ logistics, điều phối đơn hàng, giám sát đối tác
  • Nghiên cứu và giảng dạy các bộ môn về logistics tại các viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng

4. Ai nên học logistics và quản lý chuỗi cung ứng?

Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là lựa chọn lý tưởng cho những ai có khả năng chịu áp lực cao và có tính kỉ luật tốt. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý để xác định liệu bạn có phù hợp với lĩnh vực này hay không.

  • Khả năng chịu áp lực cao: Bạn sẽ phải làm việc trong môi trường nhiều áp lực, đặc biệt trong những mùa cao điểm như Tết hay các ngày lễ lớn. Bên cạnh đó, công việc này đòi hỏi bạn phải sẵn sàng làm thêm giờ và tiếp xúc thường xuyên với nhiều người từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Tính cẩn thận và chấp hành kỷ luật: Do tính chất chặt chẽ của hoạt động trong ngành, bạn cần có sự cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình và kỷ luật là cực kỳ quan trọng để đảm bảo mọi thứ diễn ra trơn tru và hiệu quả.
  • Thích hợp cho người thích sự ổn định: Ngành này có thể không phù hợp với những người có tâm hồn yêu thích sự tự do và sáng tạo không giới hạn. Ngược lại, logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ thích hợp hơn với những ai thích sự ổn định và muốn làm việc trong một môi trường có cấu trúc rõ ràng.
Học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi sự chăm chỉ, tỉ mỉ và chịu áp lực

5. Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng học những gì?

Khi theo học chuyên sâu ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, bạn sẽ được học các môn học về nghiệp vụ quản lý vận tải và xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được giảng dạy về kỹ thuật thiết kế, tái thiết kế và tối ưu hóa hệ thống logistics và chuỗi cung ứng. Một số môn học trong ngành logistics bạn sẽ được tiếp xúc như:

  • Kinh tế logistics
  • Quản trị nhân sự
  • Luật vận tải
  • Quản trị logistics
  • Giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức
  • Kế toán
  • Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng
  • Phân tích và thiết kế chuỗi cung ứng 
Bài giảng môn Quản trị chuỗi cung ứng của ngành

6. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào?

Khi quyết định theo học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, việc chọn trường đại học phù hợp là rất quan trọng. Những đơn vị có chương trình đào tạo tốt sẽ cung cấp kiến thức chuyên môn và sinh viên phát triển kỹ năng cần thiết cho ngành. Bạn hãy cùng Leaderbook tìm hiểu logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào tốt nhé!

  • Học viện tài chính - AOF
  • Đại học Thủ Đô Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
  • Đại học Kinh tế TP HCM ( UEH )
  • Đại học Thương Mại ( TMU )
  • Đại học Giao thông Vận tải TP HCM
  • Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - Haui
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đào tạo ngành Logistics

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đã mở ra cánh cửa rộng lớn với vô số cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho sinh viên tốt nghiệp. Hơn thế nữa, bạn có thể nhận được mức lương hấp dẫn nếu có nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Nếu bạn còn thắc mắc những thông tin liên quan đến ngành học, hãy liên hệ ngay với Leaderbook ngay để được tư vấn nhé!