Ngành quản lý đất đai làm gì? Có dễ xin việc lương cao không?
08/08/2024
Mục lục
1. Giới thiệu ngành quản lý đất đai
2. Ngành quản lý đất đai thuộc khối nào?
3. Tố chất cần thiết của ngành quản lý đất đai
4. Ngành quản lý đất đai học những môn gì?
5. Ngành quản lý đất đai sau này làm gì?
6. Ngành quản lý đất đai học trường nào?
Ngành quản lý đất đai là một trong những ngành học đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng về tài nguyên đất đai. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại nhiều đơn vị và tổ chức với mức lương hấp dẫn. Vậy ngành học này yêu cầu tố chất gì và kỹ năng như thế nào? Hãy cùng Leaderbook tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết bên dưới nhé!
1. Giới thiệu ngành quản lý đất đai
Tại các trường đại học, mã ngành quản lý đất đai luôn được nhiều sinh viên lựa chọn vì có tính ứng dụng cao và cơ hội làm việc rộng mở. Vậy chuyên ngành này là gì và triển vọng nghề nghiệp ra sao? Cùng Leaderbook tìm hiểu ngay nhé.
1.1 Ngành quản lý đất đai là gì?
Ngành quản lý đất đai bao gồm công việc quản lý, giám sát và điều phối các hoạt động liên quan đến đất đai. Chuyên ngành này tập trung vào việc lập hồ sơ địa chính, quản lý việc cấp sổ đỏ cho các tổ chức, cá nhân và gia đình. Sinh viên cũng sẽ được trang bị kiến thức về đánh giá và phân loại đất, lập sơ đồ địa chất cũng như quản lý nhà nước về tài nguyên nhà đất.
Chuyên ngành này tập trung vào việc lập hồ sơ địa chính, quản lý việc cấp sổ đỏ, đo đất
1.2 Ứng dụng của ngành quản lý đất đai
Lĩnh vực quản lý đất đai tập trung vào việc bảo tồn và tối ưu hóa nguồn tài nguyên đất, đồng thời đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, ngành này có vai trò thiết yếu trong việc thiết lập và bảo trì các hệ thống quản lý đất đai. Đồng thời, lĩnh vực cũng cung cấp dữ liệu quan trọng cho các kế hoạch phát triển đô thị, nông nghiệp và công nghiệp.
Lĩnh vực quản lý đất đai được ứng dụng nhiều vào thực tế
1.3 Triển vọng việc làm ngành quản lý đất đai
Nhiều sinh viên thường thắc mắc ngành quản lý đất đai có dễ xin việc không. Theo Tạp chí Cộng sản, cả nước hiện có hơn 5.000 dự án đầu tư với tổng vốn lên đến 4,5 triệu tỷ đồng, tăng gấp ba lần so với năm 2009. Sự gia tăng mạnh mẽ trong lĩnh vực bất động sản đã tạo ra nhu cầu lớn cho nhân lực trong ngành quản lý đất đai.
Bên cạnh đó, với số lượng công ty và sàn giao dịch bất động sản, kèm theo dòng vốn FDI mạnh vào lĩnh vực này, cơ hội việc làm cho những người có chuyên môn trong ngành quản lý đất đai cũng lớn hơn. Những chuyên gia có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn vững vàng có thể dễ dàng tìm được cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh thị trường đang mở rộng.
Lĩnh vực này có nhu cầu tuyển dụng cao
2. Ngành quản lý đất đai thuộc khối nào?
Ngành quản lý đất đai hiện đang là sự lựa chọn cho nhiều sinh viên trên cả nước nhờ cơ hội việc làm hấp dẫn. Để xét tuyển vào chuyên ngành này, bạn có thể đăng ký một trong những tổ hợp sau:
Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
Khối A04 (Toán, Lý, Địa)
Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
Khối B02 (Toán, Sinh, Địa)
Khối B03 (Toán, Sinh, Văn)
Khối B04 (Toán, Sinh, GDCD)
Khối B05 (Toán, Sinh, KHXH)
Ngành quản lý đất đai hiện đang là sự lựa chọn cho nhiều sinh viên
3. Tố chất cần thiết của ngành quản lý đất đai
Để thành công trong lĩnh vực này, ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên cần có các phẩm chất đạo đức và kỹ năng phù hợp. Dưới đây là một số tố chất quan trọng của một nhà quản lý đất đai hiệu quả.
Luôn tuân thủ theo đạo đức nghề nghiệp: Việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp bảo vệ danh tiếng cá nhân và củng cố niềm tin của những người được bạn tư vấn.
Tư duy logic: Lĩnh vực đất đai đòi hỏi sự phân tích và suy luận logic để xử lý các vấn đề phức tạp. Những người làm việc trong ngành này cần có khả năng suy nghĩ sắc bén và linh hoạt.
Tinh thần trách nhiệm: Công việc quản lý đất đai yêu cầu sự cam kết và trách nhiệm cao. Do đó, người làm trong ngành này cần tích cực cập nhật kiến thức về các quy định và chính sách mới.
Năng động, sáng tạo: Trong thời đại công nghệ số, việc áp dụng sự sáng tạo vào quản lý đất đai là điều cần thiết. Tố chất này sẽ giúp người quản lý đất đai tận dụng công nghệ hiệu quả và đưa ra các giải pháp quản lý tối ưu.
Lĩnh vực đất đai đòi hỏi sự phân tích và suy luận logic
4. Ngành quản lý đất đai học những môn gì?
Chương trình học của ngành này được thiết kế để trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết và kỹ năng ứng dụng trong thực tiễn. Vậy ngành quản lý đất đai học những môn gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
4.1 Kiến thức chung
Để có đủ kiến thức phục vụ cho công việc sau khi ra trường, bạn sẽ được đào tạo và giảng dạy chuyên sâu về các môn học cơ bản nhất. Cụ thể, đây sẽ là những kiến thức tổng quát về lịch sử, tin học, văn hoá như:
Tin học căn bản
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Pháp luật đại cương
Logic học đại cương
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tiếng Việt thực hành
Văn bản và lưu trữ học đại cương
Xã hội học đại cương
Điện và quang đại cương
Đại cương về trái đất
Đại số tuyến tính và hình học
Xác suất thống kê
Bạn sẽ được đào tạo và giảng dạy chuyên sâu về các môn học cơ bản
4.2 Kiến thức chuyên ngành
Bên cạnh lý thuyết chung, bạn cần hiểu rõ về kiến thức chuyên ngành để áp dụng thành thạo trong lĩnh vực cụ thể. Sau đây là các môn học ngành quản lý đất đai mà sinh viên sẽ được tiếp xúc:
Khoa học đất đai: Môn học này cung cấp cái nhìn tổng quan về các thuộc tính vật lý và hóa học của đất. Đồng thời, sinh viên cũng được tìm hiểu cề quá trình hình thành và phát triển của đất.
Quản lý tài nguyên đất: Môn này khám phá các phương pháp khảo sát và đánh giá đất, cùng với các kỹ thuật quản lý hiệu quả để tối đa hóa tiềm năng sử dụng đất.
Quy hoạch đô thị và nông thôn: Đây là môn giảng dạy về các kỹ thuật và quy trình quy hoạch cho khu đô thị và nông thôn.
Pháp luật đất đai và chính sách quản lý: Sinh viên sẽ được nghiên cứu sâu về các luật đất đai và chính sách quản lý hiện hành. Bao gồm các quy định về quyền sở hữu và sử dụng đất.
Kỹ năng quản lý và phân tích đất: Sinh viên được giảng dạy các kỹ năng cần thiết để quản lý và phân tích dữ liệu đất đai.
Bạn cần hiểu rõ về kiến thức chuyên ngành
4.3 Kỹ năng mềm
Ngoài kiến thức nền, sinh viên cũng cần trang bị các kỹ năng mềm để xử lý các tình huống khi làm việc và duy trì mối quan hệ làm việc với các bên liên quan. Dưới đây là một số kỹ năng cần thiết mà sinh viên ngành quản lý đất đai nên phát triển:
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng hội nhập quốc tế
Sinh viên cũng cần trang bị các kỹ năng mềm để xử lý các tình huống
5. Ngành quản lý đất đai sau này làm gì?
Ngành quản lý đất đai sau này làm gì là câu hỏi được nhiều sinh viên quan tâm. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại nhiều cơ quan và đơn vị về đất đai. Cụ thể là những vị trí sau:
Cán bộ địa chính tại các phường, xã: Đây là người chịu trách nhiệm quản lý, cập nhật thông tin về đất đai và thực hiện các thủ tục hành chính cấp địa phương. Nhân viên vị trí này sẽ có mức lương trung bình từ 7 triệu đến 12 triệu đồng mỗi tháng theo (TopCV).
Nhân viên tại sở Tài nguyên và Môi trường: Bạn sẽ thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên, môi trường trong khu vực được giao. Theo TopCV, mức lương tối thiểu của vị trí này là 9 triệu đồng mỗi tháng.
Chuyên viên tại văn phòng đăng ký đất đai: Bạn sẽ đảm nhận việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản cho người dân. Theo Glints, nhân viên vị trí này sẽ có mức lương 10-15 triệu đồng mỗi tháng.
Nhân viên tại trung tâm kỹ thuật địa chính: Đây là những người chuyên hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện các nhiệm vụ đo đạc, bản đồ địa chính. Mức lương cho nhân viên ở vị trí này thường từ 6 triệu đến 10 triệu đồng mỗi tháng (Career Viet).
Giảng viên hoặc nghiên cứu tại các trường Đại học và Cao đẳng: Các giảng viên, nghiên cứu viên trong lĩnh vực này sẽ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phát triển chính sách về đất đai. Mức lương có thể dao động từ 10 triệu đến 20 triệu đồng mỗi tháng theo TopCV.
Ngành quản lý đất đai mang lại nhiều cơ hội việc làm
6. Ngành quản lý đất đai học trường nào?
Khi theo học ngành quản lý đất đai, sinh viên cần lựa chọn trường đại học phù hợp và có chất lượng đào tạo chuyên sâu. Dưới đây là một số trường học nổi bật ở cả 3 vùng miền mà bạn có thể xem xét:
6.1 Miền Bắc
Miền Bắc được biết đến là một trong những khu vực chuyên đào tạo ngành quản lý đất đai. Do đó, sinh viên có thể lựa chọn nhiều trường đại học tại đây để được giảng dạy và đào tạo kiến thức chuyên sâu. Một số trường nổi tiếng như:
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà Nội
Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Trường Đại học Mỏ – Địa chất
Trường Đại học Thành Đông
Miền Bắc là khu vực chuyên đào tạo ngành quản lý đất đai
6.2 Miền Trung
Nếu ở miền Trung, ngành quản lý đất đai học trường nào thì tốt luôn là câu hỏi được nhiều sinh viên quan tâm. Tại đây, bạn có thể lựa chọn nhiều ngôi trường chất lượng với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm như:
Trường Đại học Nông lâm Huế
Trường Đại học Vinh
Trường Đại học Quy Nhơn
Trường Đại học Tây Nguyên
Trường Đại học Hồng Đức
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Trường Đại học Vinh ở miền Trung
6.3 Miền Nam
Bên cạnh miền Trung và miền Bắc, miền Nam cũng là cái nôi đào tạo ra những cử nhân thuộc chuyên ngành quản lý đất đai. Phần lớn, các trường đại học tại đây đều nổi tiếng với giáo trình đào tạo chất lượng và cơ sở vật chất hiện đại. Cụ thể như:
Trường Đại học Cần Thơ
Trường Đại học Tài nguyên và môi trường
Trường Đại học Nông lâm TPHCM
Trường Đại học Nam Cần Thơ
Trường Đại học Công nghiệp TPHCM
Trường Đại học Thủ Dầu Một
Trường Đại học Tây Đô
Trường Đại học Đồng Tháp
Trường Đại học Tài nguyên và môi trường tại miền Nam
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu ngành quản lý đất đai làm gì và cơ hội làm việc trong tương lai. Đây được đánh giá là một trong những ngành học có tính ứng dụng cao và được đào tạo bởi nhiều trường đại học trên toàn quốc. Hãy liên hệ Leaderbook để cập nhật thêm thông tin về ngành quản lý đất đai nhé.