1. Quản lý dự án là gì?
2. Ngành Quản lý dự án thi khối nào?
3. Các trường đào tạo Quản lý dự án
4. Nhu cầu và thực trạng tuyển dụng đối với ngành quản lý dự án
5. Quản lý dự án thường ứng dụng trong các lĩnh vực nào?
6. Cơ hội việc làm tương lai của ngành quản lý dự án
7. Mức lương của ngành quản lý dự án có cao không?
8. Học quản lý dự án cần có những tố chất gì?
Trong thế giới ngày càng phức tạp và biến động nhanh chóng, khả năng quản lý dự án trở thành yếu tố cốt lõi để đạt được thành công. Ngành học áp dụng các kỹ năng tổ chức và lãnh đạo đóng vai trò thiết yếu trong việc điều hành các dự án từ giai đoạn khởi đầu đến khi hoàn tất. Hãy cùng Leaderbook khám phá sâu hơn về lĩnh vực này để nhận diện những cơ hội và thách thức mà nó mang lại.
Ngành Quản lý dự án (tên tiếng anh là Project Management) là hoạt động tập trung vào việc lập kế hoạch và điều phối tất cả các khía cạnh của dự án. Vai trò của quản lý dự án vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Ngành học này giúp sinh viên nắm rõ các quy trình thực tế từ đó cho sinh viên một góc nhìn chuẩn xác và đột phá những ý tưởng trong tương lai.
Ngành Quản lý dự án là lĩnh vực học tập liên quan chủ yếu đến các khối ngành kinh tế, quản trị Kinh doanh và kỹ thuật. Các khối thi của ngành này thường liên quan tới những kỹ năng như tính toán, ngoại ngữ,... Cụ thể các khối như:
Ngành quản lý dự án học trường nào đang là vấn đề được nhiều sinh viên quan tâm bởi tiềm năng phát triển trong tương lai . Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều trường đại học trên cả nước đã mở ra với chương trình đào tạo tâm huyết. Các chương trình giảng dạy được ba miền triển khai. Cụ thể:
Miền Bắc là nơi tập trung nhiều trường đại học đào tạo ngành quản lý dự án. Nơi đây là điểm đến mà bạn có thể tìm thấy được chương trình đào tạo ngành học chất lượng. Cụ thể một số trường như:
Miền Trung cũng là nơi tập trung nhiều trường học phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của sinh viên. Khi học ở đây, các bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng một cách đầy đủ, trong tâm. Một số trường có thể nhắc đến như:
Ngành quản lý dự án được các trường đại học ở miền Nam đào tạo rất nhiều. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho sinh viên nhiều trải nghiệm cũng như các kỹ năng cần thiết một cách đầy đủ, trọn vẹn. Điển hình với những ngôi trường sau:
Để thích nghi và phát triển, chuyển đổi số đã trở thành giải pháp ưu việt. Từ đó, sự gia tăng các dự án và làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ tại Việt Nam. Kết quả là nhu cầu về chuyên gia công nghệ và nhân sự ngày càng cao, đòi hỏi các cá nhân phải biết xây dựng kỹ năng quản lý dự án trong kỹ thuật số.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngành quản lý dự án, Trường Kỹ thuật và Công nghệ MDIS đã hợp tác với Đại học Sunderland để triển khai Chương trình Thạc sĩ Quản lý dự án khoa học. Ngoài ra, MDIS sẽ cung cấp khoản tài trợ nghiên cứu cho các ứng viên đăng ký sớm, giúp họ sẵn sàng đối mặt với thách thức trong môi trường số hóa hiện tại.
Quản lý dự án là một công cụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số lĩnh vực thường được áp dụng:
Với sự gia tăng nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực quản lý dự án, các doanh nghiệp hiện đang mở rộng tuyển dụng cho nhiều vị trí khác nhau. Các cơ hội nghề nghiệp trong ngành này không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao mà còn đảm bảo các phúc lợi đặc biệt. Vậy học quản lý dự án ra làm gì? Để giải đáp thắc mắc đó, hãy cùng chúng tôi tham khảo những công việc sau:
Chuyên viên là những người đảm nhiệm vai trò tổ chức và quản lý các hoạt động dự án. Những việc đó bao gồm lập kế hoạch, phân công công việc và đảm bảo tiến độ dự án,... Đối tượng này sẽ đảm bảo công việc sẽ được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả.
Giám sát viên, nghiệm thu chịu trách nhiệm giám sát tiến độ thi công, chất lượng công việc và thực hiện nghiệm thu các công trình hoặc sản phẩm. Đây là hai đối tượng vai trò quan trọng liên quan đến việc đảm bảo chất lượng và thành công của dự án.
Lãnh đạo và điều phối toàn bộ các hoạt động của dự án từ giai đoạn lập kế hoạch đến thực hiện. Mọi thứ phải được đảm bảo các dự án được hoàn thành đúng hạn và trong ngân sách.
Chuyên viên có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong dự án từ việc triển khai kế hoạch đến việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, chuyên viên còn có nhiệm vụ đảm bảo mọi kế hoạch của dự án phải diễn ra thuận lợi, đúng kế hoạch.
Chuyên viên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên sâu về quản lý dự án, giúp các tổ chức và doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và chiến lược quản lý dự án. Những chuyên viên này sẽ giúp khách hàng giải quyết các vấn đề, đưa ra giải pháp và cải thiện quy trình hoặc chiến lược.
Chuyên gia nghiên cứu và thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm. Những chuyên viên này là người thực hiện nghiên cứu để hiểu rõ nhu cầu thị trường, xu hướng công nghệ và yêu cầu của người dùng. Cuối cùng, chuyên gia nghiên cứu, thiết kế sẽ phân tích dữ liệu để đưa ra các thông tin quan trọng hỗ trợ quá trình làm việc.
Lương của ngành quản lý dự án có sự dao động đáng kể, phụ thuộc vào vai trò cụ thể, kinh nghiệm, kỹ năng và địa điểm làm việc của từng nhân viên. Dưới đây là mức thu nhập tham khảo cho một số vị trí trong ngành:
Trong bất kỳ ngành nghề nào, để có thể vươn tới thành công thì điều quan trọng nhất vẫn là đam mê và nỗ lực. Và Quản lý dự án cũng không ngoại lệ. Xuyên suốt quãng đường học tập, chúng ta cần phải trang bị cho mình những kỹ năng để có thể vượt qua những thử thách mà ngành mang lại, cụ thể:
Tư duy logic và sự cẩn trọng là những yếu tố quan trọng giúp ứng viên nhận được sự đánh giá cao từ nhà tuyển dụng. Những tố chất này đóng vai trò như một cầu nối giúp nắm bắt tất cả các khía cạnh và hướng đi xuyên suốt của dự án. Do đó, việc sở hữu tư duy khoa học, khả năng phân tích vấn đề và quản lý rủi ro một cách cẩn trọng và hiệu quả là vô cùng cần thiết.
Khả năng linh hoạt giúp thích ứng với những thay đổi và bất ngờ trong dự án. Cùng lúc đó, sự nhạy bén, linh hoạt giúp nhận diện và phản ứng nhanh chóng với các cơ hội và thách thức. Kỹ năng quản lý công việc là cần thiết để tổ chức, phân bổ và theo dõi tiến độ các nhiệm vụ trong dự án.
Làm việc độc lập cho phép bản thân tự chủ và quyết định linh hoạt trong mọi tình huống. Làm việc nhóm chính là sự hợp tác dẫn đến thành công và hoàn thành xuất sắc mọi công việc. Đây chính là yếu tố then chốt giúp bạn đạt nhiều năng suất hơn trong mọi lĩnh vực.
Trung thực và chính xác giúp duy trì sự tin cậy và chất lượng công việc. Trong khi sự quyết đoán giúp đưa ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát trong các tình huống khẩn cấp. Những tố chất này không chỉ giúp học viên quản lý dự án một cách hiệu quả mà còn góp phần nâng cao khả năng lãnh đạo và thành công trong các nhiệm vụ quản lý dự án.
Quản lý dự án đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sự thành công của các dự án đa dạng, từ xây dựng đến dịch vụ và sản xuất. Với sự đào tạo chuyên sâu và tâm huyết, ngành hứa hẹn sẽ mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội phát triển cho tương lai. Nếu bạn còn những thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ đến Leaderbook để được hỗ trợ nhé!