1. Giới thiệu về ngành sinh học
2. Tổ hợp môn xét tuyển ngành công nghệ sinh học
3. Những tố chất cần có của ngành sinh học
4. Chương trình đào tạo ngành sinh học
5. Ngành sinh học ra trường làm gì?
6. Các trường đào tạo ngành sinh học uy tín
Sinh học là gì? Nhu cầu học ngành Sinh học gia tăng bởi sự phát triển của các lĩnh vực như y học, nông nghiệp, công nghệ sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. Đây không chỉ là lĩnh vực cung cấp những kiến thức về sự sống mà còn mở ra những cơ hội nghề nghiệp đa dạng và hấp dẫn. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy cùng Leaderbook đi tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!
Ngành sinh học là một lĩnh vực nghiên cứu về sự sống và các hiện tượng sinh học. Để hiểu rõ hơn về ngành này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết định nghĩa và những khía cạnh chính sau:
Sinh học (Biology) là một ngành khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu về sự sống dưới mọi hình thức. Ngành bao gồm các lĩnh vực như sinh học tế bào, sinh học phân tử, di truyền học, sinh thái học,... Sinh học đóng vai trò thiết yếu trong nhiều lĩnh vực của đời sống, góp phần mang lại lợi ích to lớn cho con người. Dưới đây là một số vai trò nổi bật của sinh học:
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, ngành công nghệ sinh học đã trải qua ba giai đoạn chính trong quá trình tiến hóa:
Nhìn chung, công nghệ sinh học không chỉ là một ngành khoa học mà còn là chìa khóa mở ra cơ hội phát triển bền vững cho xã hội và bảo vệ môi trường. Ngành sinh học ứng dụng các nguyên lý sinh học để phát triển các sản phẩm và giải pháp mới. Sự phát triển này tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và mở ra những hướng nghiên cứu, ứng dụng hứa hẹn cho tương lai.
Tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ sinh học tùy theo trường đại học mà bạn đăng ký. Tuy nhiên, một số tổ hợp môn phổ biến bao gồm:
Ngành sinh học là một lĩnh vực đầy tiềm năng, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ hiện nay. Để theo đuổi ngành này thành công, bạn cần có những tố chất sau:
Chương trình đào tạo ngành sinh học không chỉ bao gồm lý thuyết mà còn cung cấp kỹ năng thực hành cần thiết. Dưới đây là các thành phần chính mà sinh viên cần nắm rõ:
Kiến thức chung là nền tảng quan trọng giúp sinh viên ngành sinh học hiểu và vận dụng các nguyên lý cơ bản trong nhiều lĩnh vực. Đây là các môn học cốt lõi mà sinh viên cần phải hoàn thành:
Kiến thức chuyên ngành là trọng tâm của chương trình sinh học, cung cấp hiểu biết sâu rộng về các khía cạnh của lĩnh vực này. Dưới đây là các môn học chính trong phần kiến thức chuyên ngành:
Kỹ năng mềm là phần quan trọng trong đào tạo, giúp sinh viên ngành sinh học phát triển toàn diện và chuẩn bị tốt cho sự nghiệp. Cụ thể:
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên ngành sinh học có cơ hội nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số con đường sự nghiệp mà bạn có thể lựa chọn:
Nếu bạn đam mê môi trường giảng dạy, trở thành giáo viên hoặc giảng viên đại học là một lựa chọn tuyệt vời. Bạn sẽ phụ trách nghiên cứu khoa học, giảng dạy và hướng dẫn sinh viên. Theo thông tin từ trang Sư phạm Hà Nội thì mức lương trung bình ở vị trí này sẽ dao động từ 7 - 10 triệu đồng/tháng theo đánh giá năng lực.
Ngành Kỹ sư y học ứng dụng các nguyên tắc sinh học và kỹ thuật để phát triển các thiết bị y tế, phần mềm y tế và các phương pháp điều trị mới. Từ trang tuyensinh.ictu, chúng ta có thể biết được mức lương trung bình ở vị trí này dao động từ 10 - 15 triệu đồng/tháng.
Ngành kỹ sư môi trường tập trung vào việc nghiên cứu, đánh giá và giải quyết các vấn đề về môi trường. Với kiến thức về sinh học, bạn có thể theo học để trở thành kỹ sư môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái. Dao động từ 9 -15 triệu đồng/tháng là mức lương trung bình cho vị trí này (Theo thông tin từ báo VTC News).
Vị trí này chủ yếu đảm nhận việc cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Các kỹ sư nông nghiệp cũng có thể sáng tạo ra những loại thực phẩm mới để phục vụ nhu cầu của thị trường. Từ thông tin trên Báo Tuổi Trẻ, mức lương trung bình của vị trí này là 9.700.000 VNĐ/tháng.
Công việc này bao gồm việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm hóa học phục vụ đời sống hàng ngày, chẳng hạn như xăng dầu, mỹ phẩm và thuốc. Thông tin từ trang Vietnamworks cho biết, mức lương trung bình ở vị trí này từ 9 - 10 triệu/tháng. Đối với những người có kinh nghiệm lâu năm có thể lên đến mức hơn 30 triệu/tháng.
Trong vai trò này, bạn sẽ tham gia vào việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới trong lĩnh vực sinh học và y sinh, từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến dược phẩm. Công việc này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng nghiên cứu, phân tích và sáng tạo. Theo thông tin từ trang tìm kiếm việc làm glints.com thì nhân viên sẽ có mức lương trung bình khoảng 13 triệu/tháng, cấp bậc cao hơn có thể đến 45 triệu/tháng.
Kỹ thuật viên xét nghiệm làm việc trong các phòng thí nghiệm y khoa, thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và kiểm tra sức khỏe. Công việc này yêu cầu bạn phải có kiến thức chuyên môn, sử dụng thành thạo các thiết bị phòng thí nghiệm. Theo trang trường đại học Phenikaa cho biết, mức lương trung bình cho vị trí này là từ 3 – 5 triệu/tháng.
Ngoài những vị trí trên, sinh viên ngành sinh học còn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác như tư vấn khoa học, quản lý dự án nghiên cứu, viết báo cáo khoa học hoặc tự khởi nghiệp. Tại trang trường đại học Đại Nam cung cấp thông tin rằng mức lương trung bình cho vị trí này là từ 10 - 30 triệu đồng/tháng.
Sinh học là một ngành học quan trọng, dẫn đến nhu cầu học tập ngành này ngày càng cao. Dưới đây là các trường đại học uy tín đào tạo ngành sinh học:
Danh sách các trường đại học ở miền Bắc và điểm chuẩn năm 2023:
Danh sách các trường đại học ở miền Trung và điểm chuẩn năm 2023:
Danh sách các trường đại học ở miền Nam và điểm chuẩn năm 2023:
Vậy là bạn vừa cùng Leaderbook tìm hiểu về ngành sinh học là gì và cơ hội việc làm trong ngành này. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học cũng như các con đường sự nghiệp đa dạng mà bạn có thể theo đuổi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần thêm thông tin, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!