Video giới thiệu trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Thông tin cơ bản
Giới thiệu
Loại trường
Trường công
Số ngành đào tạo
53
Cơ sở
Toàn quốc
Địa chỉ
1
Cơ sở 1: Số 298 đường Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
2
Cơ sở 2: Phường Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
3
Cơ sở 3: Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý, Hà Nam
Nghành học nằm trong chương trình đào tạo: Cử nhân
Báo chí và truyền thông
0
Công nghệ thông tin
0
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
0
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông
0
Dược học
0
Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân
0
Khác
0
Kinh tế học
0
Khu vực học
0
Kinh doanh
0
STT | Tên phương thức | |
---|---|---|
1 | Xét tuyển thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thí sinh có chứng chỉ quốc tế. | Ngưỡng đầu vào:
✓ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển. ✓ Thí sinh có một trong các chứng chỉ Quốc tế SAT ≥ 1000; Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS Academic ≥ 5.5, TOEFL iBT ≥ 50; Chứng chỉ Tiếng Hàn TOPIK cấp độ 3 trở lên; Chứng chỉ tiếng Trung HSK cấp độ 3 trở lên; Chứng chỉ Tiếng Nhật JLPT cấp độ N4 trở lên (Chứng chỉ còn giá trị tính đến ngày đăng ký xét tuyển). Riêng đối với thí sinh xét tuyển vào Chương trình Ngôn ngữ Trung Quốc (Chương trình liên kết đào tạo 2+2 với ĐH Khoa học kỹ thuật Quảng Tây - Trung Quốc) cần có một trong các chứng chỉ Quốc tế SAT ≥ 1000; Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS Academic ≥ 5.5, TOEFL iBT ≥ 50; Chứng chỉ Tiếng Hàn TOPIK cấp độ 4 trở lên; Chứng chỉ tiếng Trung HSK cấp độ 4 trở lên; Chứng chỉ Tiếng Nhật JLPT cấp độ N3 trở lên (Chứng chỉ còn giá trị tính đến ngày đăng ký xét tuyển) Danh mục ngành chỉ tiêu xét tuyển cho thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh thành phố thí sinh có chứng chỉ quốc tế và bảng quy đổi điểm chứng chỉ quốc tế xem Tại đây: Cách tính điểm xét tuyển (ĐXT): Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm xét tuyển được tính như sau: Trong đó: M1: Điểm quy đổi chứng chỉ hoặc giải thí sinh đoạt được (theo Bảng quy đổi điểm Chứng chỉ quốc tế và Giải học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố sang thang điểm 10). M2: Trung bình cộng điểm tổng kết cả năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 (cả năm lớp 10, 11, 12 đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước) của các môn học trong tổ hợp đăng ký xét tuyển theo thang điểm 10 làm tròn đến hai chữ số thập phân. Ví dụ: Thí sinh tốt nghiệp năm 2024 đăng ký xét tuyển vào ngành có tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) được tính điểm M2 như sau: M2 = (Toán cả năm lớp 10 + Toán cả năm lớp 11+ Toán học kỳ 1 lớp 12 + Vật lý cả năm lớp 10 + Vật lý cả năm lớp 11+ Vật lý học kỳ 1 lớp 12 + Hóa học cả năm lớp 10 + Hóa học cả năm lớp 11+ Hóa học học kỳ 1 lớp 12)/9 Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường. ✓ Đối với các thí sinh có ĐXT bằng điểm chuẩn mà số lượng thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lớn hơn chỉ tiêu thì ưu tiên theo thứ tự nguyện vọng. ✓ Điểm chênh lệch giữa các tổ hợp: bằng 0 |
2 | Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do CSĐT khác tổ chức | Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2024 Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức và được công nhận tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh có tổng điểm thi đánh giá năng lực năm 2024 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đạt từ 75 điểm trở lên. Danh mục ngành dự kiến chỉ tiêu xét tuyển cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tại đây: Cách tính điểm xét tuyển (ĐXT): Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm xét tuyển được tính như sau: Điểm ưu tiên gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường. Đối với các thí sinh có ĐXT bằng điểm chuẩn mà số lượng thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lớn hơn chỉ tiêu thì ưu tiên theo tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng. Phương xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2024 Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có kết quả kỳ thi đánh giá tư duy năm 2024 do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức và được công nhận tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh có tổng điểm thi đánh giá tư duy năm 2024 do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức đạt từ 50 điểm trở lên. Danh mục ngành chỉ tiêu tổ hợp xét tuyển cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy năm 2024 do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức tại đây: Cách tính điểm xét tuyển (ĐXT): Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm xét tuyển được tính như sau: Điểm ưu tiên gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường. Đối với các thí sinh có ĐXT bằng điểm chuẩn mà số lượng thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lớn hơn chỉ tiêu thì ưu tiên theo tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng. |
3 | Xét tuyển thẳng theo quy định của BGD&ĐT. | Chỉ tiêu:
Ngưỡng đầu vào:
Phương thức xét tuyển thẳng theo quy định của BGD&ĐT Theo quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/06/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia; Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử đi; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng. Danh mục môn thi học sinh giỏi lĩnh vực đoạt giải được xét tuyển thẳng xem Tại đây: |
4 | Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT. | Ngưỡng đầu vào:
✓ Đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2024: điểm tổng kết của từng môn học trong tổ hợp đăng ký xét tuyển cả năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 7,5 điểm trở lên. ✓ Đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước: điểm tổng kết của từng môn học trong tổ hợp đăng ký xét tuyển cả năm lớp 10, 11 và 12 từ 7,5 điểm trở lên. Danh mục ngành chỉ tiêu xét tuyển cho thí sinh đăng ký xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT Tại đây: Cách tính điểm xét tuyển (ĐXT): Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm xét tuyển được tính như sau: Đối với tổ hợp môn xét tuyển các môn không nhân hệ số: Đối với tổ hợp môn xét tuyển có môn nhân hệ số (áp dụng cho các ngành ngôn ngữ): Trong đó: M1, M2, M3: Trung bình cộng điểm tổng kết cả năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 (cả năm lớp 10, 11, 12 đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước) của các môn học trong tổ hợp đăng ký xét tuyển theo thang điểm 10; ĐXT làm tròn đến hai chữ số thập phân. Ví dụ: Thí sinh tốt nghiệp năm 2024 đăng ký xét tuyển theo tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) được tính điểm M1, M2, M3 như sau: M1 = (Toán cả năm lớp 10 + Toán cả năm lớp 11+ Toán học kỳ 1 lớp 12)/3 M2 = (Vật lý cả năm lớp 10 + Vật lý cả năm lớp 11+ Vật lý học kỳ 1 lớp 12)/3 M3 = (Hóa học cả năm lớp 10 + Hóa học cả năm lớp 11+ Hóa học học kỳ 1 lớp 12)/3 Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường. Điểm chênh lệch giữa các tổ hợp: bằng 0 Đối với các thí sinh có ĐXT bằng điểm chuẩn mà số lượng thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lớn hơn chỉ tiêu thì ưu tiên theo tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng. |
5 | Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 | Ngưỡng đầu vào: Điểm điều kiện đăng ký xét tuyển được công bố sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024. Danh mục ngành dự kiến chỉ tiêu tổ hợp môn xét tuyển Tại đây: Cách tính điểm xét tuyển (ĐXT): Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm xét tuyển được tính như sau: Đối với tổ hợp môn xét tuyển các môn không nhân hệ số: ĐXT = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên (nếu có) Trong đó: M1, M2, M3 là kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của các môn thi thuộc tổ hợp môn xét tuyển. Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường. Đối với tổ hợp môn xét tuyển có môn nhân hệ số (áp dụng cho các ngành ngôn ngữ): ĐXT = (Điểm Toán + Điểm Ngữ văn + (Điểm Ngoại ngữ × 2)) × 3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có) Điểm chênh lệch giữa các tổ hợp: bằng 0. |
Tại đây:
Thông tin khác
Hệ thống
4.06
Chiến lược
4.27
Chức năng
3.93
Kết quả hoạt động
4.06
Tiêu chuẩn 9: Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong
4/7
Tiêu chuẩn 10: Đánh giá chất lượng bên trong và bên ngoài
4/7
Tiêu chuẩn 11: Quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong
4.25/7
Tiêu chuẩn 12: Nâng cao chất lượng
4/7