LeaderBook logo
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Video giới thiệu trường

Logo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

SP2Hanoi Pedagogical University 2

Thông tin cơ bản

Giới thiệu

Loại trường

Trường công

Số ngành đào tạo

29

Cơ sở

Toàn quốc

Địa chỉ

1

Địa chỉ: Số 32, đường Nguyễn Văn Linh, phường Xuân Hoà, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Mạng xã hội

Youtube LogoFacebook LogoTiktok Logo

Trang Web trường

Chương trình đào tạo

Nghành học nằm trong chương trình đào tạo: Cử nhân

Phương thức xét tuyển

STTTên phương thức
1Xét tuyển thẳng và Ưu tiên xét tuyển

Đối tượng

Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào các ngành, chương trình do cơ sở đào tạo quy định.

Thí sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi, cuộc thi, giải đấu cấp quốc gia hoặc quốc tế, do Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, cử tham gia, được xét tuyển thẳng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 vào các ngành phù hợp với môn thi, nội dung đề tài hoặc nghề dự thi, thi đấu, đoạt giải; cụ thể trong các trường hợp sau:

a) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;

b) Thí sinh tham gia đội tuyển quốc gia thi đấu tại các giải quốc tế chính thức được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;

Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức):

a) Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do Nhà trường quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;

b) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;

c) Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

d) Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Nhà trường ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 với các trường hợp sau đây:

a) Thí sinh quy định tại mục các mục trên dự tuyển vào các ngành theo nguyện vọng (không dùng quyền ưu tiên tuyển thẳng);

b) Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dự tuyển vào ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển;

c) Thí sinh đoạt huy chương vàng, bạc, đồng các giải thể dục thể thao cấp quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Tổng cục Thể dục thể thao có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia dự tuyển vào các ngành thể dục thể thao phù hợp; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển;

Các thí sinh này được xem xét vào ngành học phù hợp nhưng phải đảm bảo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT

a) Quy định chung

  1. Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

  2. Thí sinh đăng ký, thực hiện theo hướng dẫn của trường THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn trên trang thông tin điện tử của Nhà trường.

  3. Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc) trong kỳ thi thi tốt nghiệp THPT theo điểm b, khoản 1, Điều 35 của Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BGDĐT ngày 04/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm môn thi Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc trong tổ hợp xét tuyển được tính theo bảng quy đổi sau đây:

Bảng quy điểm chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sang thang điểm 10

662b14b2b00f2f0052859c8a-Screenshot 2024-04-26 at 09.42.50.png

b) Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển

ĐXT = Điểm Môn 1 + Điểm Môn 2 + Điểm Môn 3 + ĐƯT.

  1. ĐƯT = ĐƯT theo đối tượng chính sách + ĐƯT theo khu vực.

  2. ĐƯT đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

ĐƯT (theo khu vực, đối tượng chính sách) = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

  1. Trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐƯT: Điểm ưu tiên.

c) Nguyên tắc xét tuyển

Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn) để xét tuyển. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì thì sử dụng tiêu chí phụ xét theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Điều kiện xét tuyển:

  1. Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên không yêu cầu về học lực giỏi.
  2. Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với các ngành thuộc nhóm đào tạo giáo viên.
  3. Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Trường ĐHSP Hà Nội 2 quy định đối với các ngành ngoài sư phạm.
  4. Thí sinh không bị điểm liệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể:

✓ Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): Từ 1,0 điểm trở xuống.

✓ Điểm liệt của mỗi môn thi thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: Từ 1,0 điểm trở xuống.

  1. Đối với ngành Giáo dục Mầm non và ngành Giáo dục Thể chất:

✓ Đối với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển có 2 môn văn hóa thì tổng điểm các môn văn hóa + [(ĐƯT theo khu vực + ĐƯT theo đối tượng chính sách) x 2/3] (làm tròn đến 2 chữ số thập phân) ≥ 2/3 số điểm theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường ĐHSP Hà Nội 2.

✓ Đối với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển có 1 môn văn hóa thì điểm môn văn hóa

✓ [(ĐƯT theo khu vực + ĐƯT theo đối tượng chính sách) x 1/3] (làm tròn đến 2 chữ số thập phân) ≥ 1/3 số điểm theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường ĐHSP Hà Nội 2.

3Xét tuyển sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT

a) Đối tượng

Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm:

  1. Người đã được công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam.
  2. Hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương.

b) Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển

  1. Lấy điểm học tập học kỳ 1, học kỳ 2 của lớp 12.

  2. ĐXT = ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + ĐTB Môn 3 + ĐƯT.

  3. ĐTB Môn 1 hoặc ĐTB Môn 2 hoặc ĐTB Môn 3 = (điểm HK 1 + điểm HK 2)/2

  4. ĐƯT = ĐƯT theo đối tượng chính sách + ĐƯT theo khu vực.

  5. ĐƯT đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

ĐƯT (theo khu vực, đối tượng chính sách) = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

  1. Trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐƯT: Điểm ưu tiên.

c) Nguyên tắc xét tuyển

Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn) để xét tuyển. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì sử dụng tiêu chí phụ xét theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Điều kiện xét tuyển:

  1. Thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ) để đăng ký xét tuyển đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên (trừ ngành Giáo dục thể chất) phải có:

✓ Điểm trung bình cộng các môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển tối thiểu là 8,0;

✓ Học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

  1. Thí sinh sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT (Ghi trong học bạ) để đăng ký xét tuyển đối với ngành Giáo dục thể chất thí sinh phải có:

✓ Điểm trung bình cộng các môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển tối thiểu là 6,5;

✓ Học lực lớp 12 xếp loại từ Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên. Thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế có điểm thi năng khiếu do cơ sở đào tạo tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) khi đăng ký xét tuyển vào các ngành Giáo dục Thể chất không phải áp dụng ngưỡng đầu vào.

  1. Điểm liệt của môn Năng khiếu (theo thang điểm 10): Từ 1,0 điểm trở xuống.

  2. Thí sinh chỉ được phép đăng ký 01 tổ hợp môn xét tuyển/ngành, không giới hạn số nguyện vọng ngành đăng ký xét tuyển (Nhà trường xét tuyển theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

4 Xét tuyển sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
  1. Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội hoặc ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức trong năm 2024 nộp kết quả thi về Trường ĐHSP Hà Nội 2 trong thời gian Trường mở cổng đăng ký xét tuyển.

a) Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội hoặc ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Ngành Giáo dục Mầm non (GDMN), Giáo dục Thể chất (GDTC): điểm bài thi đánh giá năng lực quy đổi tuyến tính về thang điểm 10.

  2. Các ngành đào tạo (trừ ngành GDMN, GDTC): điểm bài thi đánh giá năng lực quy đổi tuyến tính về thang điểm 30.

Điểm xét tuyển:

✓ Đối với các ngành đào tạo (trừ ngành GDMN, GDTC): ĐXT = ĐNL + ĐƯT.

✓ Đối với ngành GDMN: ĐXT = ĐNL + NK2 + NK3 + ĐƯT.

✓ Đối với ngành GDTC: ĐXT = ĐNL + NK5 + NK6 + ĐƯT.

ĐƯT = ĐƯT theo đối tượng chính sách + ĐƯT theo khu vực.

ĐƯT đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

ĐƯT (theo khu vực, đối tượng chính sách) = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Trong đó: ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐNL: Điểm bài thi đánh giá năng lực bài thi 1 hoặc bài thi 2; ĐƯT: Điểm ưu tiên; NK1: Năng khiếu 1; NK2: Năng khiếu 2, NK3: Năng khiếu 3, NK4: Năng khiếu 4, NK5: Năng khiếu 5; NK6: Năng khiếu 6.

b) Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Trường ĐHSP Hà Nội

  1. Thí sinh sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của Trường ĐHSP Hà Nội phải chọn tổ hợp môn xét tuyển như ở mục 1.4.

ĐXT = Điểm Môn 1 + Điểm Môn 2 + Điểm Môn 3 + ĐƯT

  1. ĐƯT = ĐƯT theo đối tượng chính sách + ĐƯT theo khu vực.

  2. ĐƯT đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau ĐƯT = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

c) Nguyên tắc xét tuyển

Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân (đã được làm tròn) để xét tuyển. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì sử dụng tiêu chí phụ xét theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

5Kết hợp thi tuyển và xét tuyển

Kết hợp thi tuyển và xét tuyển (Áp dụng đối với ngành Giáo dục Mầm non, và ngành Giáo dục Thể chất)

Thi tuyển

Quy định chung:

Thí sinh xét tuyển các ngành Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất phải dự thi năng khiếu tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 (Nhà trường không công nhận kết quả thi năng khiếu của các cơ sở đào tạo khác).

Môn năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non:

✓ Năng khiếu 1 (mã môn: NK1) thi hai nội dung: Kể chuyện + Hát.

✓ Năng khiếu 2 (mã môn: NK2) thi một nội dung: Kể chuyện.

✓ Năng khiếu 3 (mã môn: NK3) thi một nội dung: Hát.

Điểm môn NK1 = (Điểm môn NK2 + Điểm môn NK3)/2.

Môn năng khiếu ngành Giáo dục Thể chất:

✓ Năng khiếu 4 (mã môn: NK4) thi hai nội dung: Bật xa tại chỗ, Chạy cự ly 100m.

✓ Năng khiếu 5 (mã môn: NK5) thi một nội dung: Bật xa tại chỗ.

✓ Năng khiếu 6 (mã môn: NK6) thi một nội dung: Chạy cự ly 100m.

Điểm môn NK4 = (Điểm môn NK5 + Điểm môn NK6)/2.

  1. Thời gian thi các môn năng khiếu được thông báo trên chuyên trang tuyển sinh của nhà trường.

Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng, Nhà trường sẽ tổ chức thi các môn năng khiếu theo hình thức trực tuyến dựa vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh thường xuyên theo dõi trên chuyên trang tuyển sinh (http:// tuyensinh.hpu2.edu.vn) để cập nhật thông tin.

Nội dung, yêu cầu thi năng khiếu ngành Giáo dục Mầm non:

a) Thi hát

Nội dung thi hát gồm phần hát và phần thẩm âm, tiết tấu:

Phần hát

  1. Thí sinh tự chọn 01 bài hát tiếng Việt, nêu tên bài hát, tác giả của bài hát đó; trình bày bài hát.

  2. Kĩ thuật hát: thí sinh hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái tình cảm của bài hát;

  3. Thể hiện được kĩ thuật hát liền âm, nảy âm, luyến; biết điều tiết hơi thở hợp lí;

  4. Hát rõ lời, mở đúng khẩu hình; tạo âm thanh vang sáng, tự nhiên dàn dựng và biểu diễn để thể hiện một bài hát hoàn chỉnh.

  5. Thí sinh được hát từ 1 đến 2 lần. Mỗi lần hát đều tính điểm và lấy điểm của lần hát cao nhất.

Thí sinh bị phạm quy nếu vi phạm những lỗi sau:

✓ Không thực hiện phần thi hát của mình.

✓ Thực hiện không đúng nội dung thi.

✓ Hát theo hướng tiêu cực, tục tĩu, không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Nếu thí sinh nào bị phạm quy kết quả được tính là 0 điểm của phần hát.

Phần thẩm âm, tiết tấu

  1. Kĩ thuật thẩm âm: Thí sinh sử dụng thính giác âm nhạc và trí nhớ âm nhạc để nhận biết cao độ, nhận biết tiết tấu và tái hiện lại một nét giai điệu đã được nghe.

  2. Kĩ thuật tiết tấu: thí sinh sử dụng thính giác âm nhạc, tiết tấu nhịp điệu âm nhạc và trí nhớ âm nhạc để tái hiện lại được một đoạn tiết tấu đã được nghe.

  3. Thí sinh được thực hành thẩm âm từ 1 đến 2 lần. Mỗi lần thẩm âm đều tính điểm và lấy điểm của lần thẩm âm cao nhất.

Thí sinh bị phạm quy nếu vi phạm những lỗi sau: ✓ Không thực hiện phần thi thẩm âm, tiết tấu của mình. ✓ Thực hiện không đúng nội dung thi.

Nếu thí sinh nào bị phạm quy kết quả được tính là 0 điểm của phần thẩm âm, tiết tấu.

b) Thi kể chuyện

  1. Thí sinh tự chọn 01 câu chuyện kể cho thiếu nhi, nêu tên tác phẩm, tác giả của câu chuyện kể (nếu có); trình bày câu chuyện kể đó.

  2. Kĩ thuật: Thí sinh sử dụng ngôn ngữ lời nói kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp để kể lại câu chuyện một cách diễn cảm.

  3. Thí sinh được kể câu chuyện từ 1 đến 2 lần. Mỗi lần kể đều tính điểm và lấy điểm của lần kể cao nhất.

Thí sinh bị phạm quy nếu vi phạm những lỗi sau:

✓ Không thực hiện phần thi kể chuyện của mình.

✓ Thực hiện không đúng nội dung thi.

✓ Kể câu chuyện theo hướng tiêu cực, tục tĩu, không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Nếu thí sinh nào bị phạm quy kết quả được tính là 0 điểm.

Nội dung, yêu cầu thi năng khiếu ngành Giáo dục thể chất

Bật xa tại chỗ

  1. Kỹ thuật: Hai chân đứng trên ván giậm nhảy và bật nhảy bằng 2 chân.

  2. Mỗi thí sinh được bật 2 lần. Mỗi lần bật đều đo thành tích và công nhận thành tích cao nhất.

  3. Nếu trong 2 lần bật có 1 lần phạm quy thì tính thành tích ở lần không phạm quy.

Thí sinh bị phạm quy nếu vi phạm những lỗi sau:

✓ Khi tạo đà 2 chân rời ván giậm nhảy.

✓ Khi giậm nhảy 2 chân rời ván không đồng thời.

✓ Khi giậm nhảy bàn chân vượt quá mép trên của ván giậm nhảy.

✓ Khi tiếp cát do mất thăng bằng, cơ thể ngã về phía sau và vượt quá giới hạn ván giậm nhảy.

  1. Đo thành tích: Thành tích được đo từ mép trên của ván giậm nhảy (gần với hố cát) đến điểm tiếp xúc cát của bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và gần với ván giậm nhảy nhất (Ví dụ: Khi hai chân chạm cát nhưng do mất đà nên phải dùng tay chống xuống hố cát thì trọng tài sẽ xem xét giữa điểm rơi của hai chân và bộ phận nào rơi gần với ván giậm nhảy hơn thì đo bộ phận đó).

Chạy cự ly 100m

  1. Thực hiện kỹ thuật xuất phát (không có bàn đạp).

  2. Trong 1 đợt chạy nếu có bất kỳ 1 thí sinh nào phạm quy thì trọng tài vẫn tiếp tục cho chạy và chỉ bắt lỗi thí sinh phạm quy trong đợt chạy này.

Thí sinh bị phạm quy nếu vi phạm những lỗi sau:

✓ Phạm lỗi xuất phát (xuất phát trước hiệu lệnh).

✓ Trong quá trình chạy thí sinh chạy ra ngoài đường chạy.

✓ Có hành vi cản trở ảnh hưởng đến các thí sinh khác.

Xét tuyển

Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng một hoặc các hình thức sau:

Kết hợp xét tuyển thẳng và điểm thi môn Năng khiếu:

✓ Ngành Giáo dục Mầm non: môn Năng khiếu 1 (NK1) hoặc (Năng khiếu 2 (NK2) và Năng khiếu 3 (NK3));

✓ Ngành Giáo dục Thể chất, Quản lý thể dục thể thao: môn Năng khiếu (NK4) hoặc (Năng khiếu 5 (NK5) và Năng khiếu (NK6));

Kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và điểm thi môn năng khiếu:

✓ Ngành Giáo dục Mầm non: môn Năng khiếu 1 (NK1) hoặc (Năng khiếu 2 (NK2) và Năng khiếu 3 (NK3));

✓ Ngành Giáo dục Thể chất, Quản lý thể dục thể thao: môn Năng khiếu (NK4) hoặc (Năng khiếu 5 (NK5) và Năng khiếu (NK6));

Kết hợp sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT và điểm thi môn Năng khiếu:

✓ Ngành Giáo dục Mầm non: môn Năng khiếu 1 (NK1) hoặc (Năng khiếu 2 (NK2) và Năng khiếu 3 (NK3));

✓ Ngành Giáo dục Thể chất, Quản lý thể dục thể thao: môn Năng khiếu (NK4) hoặc (Năng khiếu 5 (NK5) và Năng khiếu (NK6));

Kết hợp sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội hoặc ĐHQG TP.HCM hoặc Trường ĐHSP Hà Nội và điểm thi môn Năng khiếu:

✓ Ngành Giáo dục Mầm non: môn Năng khiếu 1 (NK1) hoặc (Năng khiếu 2 (NK2) và Năng khiếu 3 (NK3));

✓ Ngành Giáo dục Thể chất, Quản lý thể dục thể thao: môn Năng khiếu (NK4) hoặc (Năng khiếu 5 (NK5) và Năng khiếu (NK6));

Thông tin khác

Chất lượng cơ sở giáo dục
Ngày cấp: 28/02/2023 - Ngày hết hạn: 28/02/2028. Xem nguồn

Hệ thống

4.01

Chiến lược

3.96

Chức năng

3.92

Kết quả hoạt động

3.83

Tiêu chuẩn 9: Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong

4/7

Tiêu chuẩn 10: Đánh giá chất lượng bên trong và bên ngoài

4.5/7

Tiêu chuẩn 11: Quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong

3.75/7

Tiêu chuẩn 12: Nâng cao chất lượng

3.8/7

Hình ảnh trường