LeaderBook logo
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam)
Logo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam)

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam)

BVSPosts and Telecommunications Institute of Technology

Thông tin cơ bản

Giới thiệu

Loại trường

Trường công

Số ngành đào tạo

12

Cơ sở

Toàn quốc

Địa chỉ

1

Học viện cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh: 11 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

2

Cơ sở đào tạo tại TP Hồ Chí Minh: 97 Man Thiện, Phường Hiệp Phú, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Mạng xã hội

Facebook LogoTiktok Logo

Trang Web trường

Chương trình đào tạo

Nghành học nằm trong chương trình đào tạo: Cử nhân

Phương thức xét tuyển

STTTên phương thức
1Xét tuyển kết hợp

Xét tuyển kết hợp giữa một trong các loại Chứng chỉ quốc tế (Chứng chỉ SAT/ACT) hoặc Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (Chứng chỉ IELTS, TOEFL) với kết quả học tập ở bậc THPT (điều kiện cụ thể tại điểm đ mục 1.2 về Đối tượng tuyển sinh).

Đối tượng, điều kiện tuyển sinh

a) Quy định chung:

  1. Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức) là các thí sinh đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương hoặc đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật;

  2. Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định;

  3. Đáp ứng các điều kiện khác theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện.

Ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục a) thì thí sinh cần có thêm một trong các điều kiện sau đây:

  1. Thí sinh có Chứng chỉ quốc tế SAT, trong thời hạn 02 năm (tính đến ngày xét tuyển) từ 1130/1600 trở lên hoặc ACT từ 25/36 trở lên; và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiếm Khá trở lên;

  2. Thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 65 trở lên hoặc TOEFL ITP 513 trở lên; và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên.

Ngưỡng đầu vào:

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với Phương thức xét tuyển tài năng (Xét tuyển dựa vào hồ sơ năng lực) và Phương thức xét tuyển kết hợp: thí sinh có kết quả điểm trung bình chung học tập các năm học lớp 10, lớp 11, lớp 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên tùy theo từng loại đối tượng;

Nguyên tắc xét tuyển, Điểm xét tuyển, Xác nhận nhập học

  1. Thí sinh được đăng ký xét tuyển 02 nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một (01) nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;

  2. Xét tuyển theo ngành và theo kết quả học tập của năm học lớp 10, lớp 11, lớp 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) của các môn học tương ứng với tổ hợp bài thi/môn thi của ngành đăng ký xét tuyển;

  3. Xét trúng tuyển từ thí sinh có kết quả cao xuống cho đến hết chỉ tiêu;

  4. Điểm trúng tuyển của các tổ hợp trong cùng một ngành là bằng nhau;

  5. Điểm xét tuyển (ĐXT) được tính bằng tổng của ba (03) điểm bình quân kết quả học tập ở năm học lớp 10, lớp 11, lớp 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) của ba (03) môn học tương ứng với tổ hợp bài thi/môn thi đã đăng ký xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên, điểm thưởng như tại mục 1.7 (nếu có);

Trong đó:

  1. Nếu xét tuyển không đủ chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo phương thức khác;

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch chung (thí sinh xếp nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển là nguyện vọng 1 khi đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống để được trúng tuyển chính thức vào Học viện);

  1. Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trên Hệ thống tuyển sinh và theo kế hoạch quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem là từ chối nhập học.

Quy đổi điểm Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Áp dụng Đối với Phương thức xét tuyển kết hợp.

Thí sinh được phép quy đổi điểm môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển khi có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Cụ thể:

TTIELTSTOEFL iBTTOEFL ITPĐiểm quy đổi
17.5 – 9.0Từ 102 điểm trở lênTừ 627 điểm trở lên10 điểm
27.090 – 101590 – 6269,5 điểm
36.579 – 89561 – 5899,0 điểm
46.072 – 78543 – 5608,5 điểm
55.561 – 71500 – 5428,0 điểm

Tổ chức xét tuyển:

  1. Thời gian đăng ký và nhận hồ sơ ĐKXT: Từ 15/04/2024 đến hết 25/05/2024;

  2. Hình thức đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ: thí sinh khai hồ sơ, đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Cổng xét tuyển trực tuyến của Học viện tại địa chỉ https://xettuyen.ptit.edu.vn và nộp hồ sơ (gửi qua đường Bưu điện, không nhận hồ sơ trực tiếp) cho các Cơ sở đào tạo của Học viện;

  3. Công bố kết quả xét tuyển: Dự kiến đầu tháng 6/2024.

2Xét tuyển dựa vào kết quả trong các kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL), đánh giá tư duy (ĐGTD) của các đơn vị khác tổ chức

Xét tuyển dựa vào kết quả trong các kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL), đánh giá tư duy (ĐGTD) của các đơn vị: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức (điều kiện cụ thể tại điểm e mục 1.2 về Đối tượng tuyển sinh).

Đối tượng, điều kiện tuyển sinh

a) Quy định chung:

  1. Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức) là các thí sinh đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương hoặc đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật;

  2. Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định;

  3. Đáp ứng các điều kiện khác theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện.

Ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục a) thì thí sinh cần có thêm một trong các điều kiện sau đây:

  1. Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội (HSA) năm 2024 từ 75 điểm trở lên;
  2. Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (APT) năm 2024 từ 600 điểm trở lên;
  3. Thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (TSA) năm 2024 từ 50 điểm trở lên.

Ngưỡng đầu vào:

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy:

  1. Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội năm 2024 từ 75 điểm trở lên.

  2. Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh năm 2024 từ 600 điểm trở lên.

  3. Thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 từ 50 điểm trở lên.

Nguyên tắc xét tuyển, Điểm xét tuyển, Xác nhận nhập học

Thí sinh được đăng ký xét tuyển 02 nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một (01) nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;

  1. Xét tuyển theo ngành và theo điểm xét tuyển đã quy đổi về thang điểm 30;

  2. Xét trúng tuyển từ thí sinh có kết quả cao xuống cho đến hết chỉ tiêu;

  3. Điểm trúng tuyển của các tổ hợp trong cùng một ngành là bằng nhau;

  4. Điểm xét tuyển (ĐXT) được quy đổi về theo thang điểm 30 như sau:

ĐXT theo kỳ thi đánh gia năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội:

ĐXT theo kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh:

ĐXT theo kỳ thi đánh giá tự duy của Đại học Bách khoa Hà Nội:

  1. Nếu xét tuyển theo phương thức dựa vào kết quả bài thi ĐGNL hoặc ĐGTD không đủ chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo phương thức khác;

  2. Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch chung (thí sinh xếp nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển là nguyện vọng 1 khi đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống để được trúng tuyển chính thức vào Học viện);

  3. Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trên Hệ thống tuyển sinh và theo kế hoạch quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem là từ chối nhập học.

Tổ chức xét tuyển:

  1. Thời gian đăng ký và nhận hồ sơ ĐKXT: Từ 15/04/2024 đến hết 25/05/2024;

  2. Hình thức đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ: thí sinh khai hồ sơ, đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Cổng xét tuyển trực tuyến của Học viện tại địa chỉ https://xettuyen.ptit.edu.vn và nộp hồ sơ (gửi qua đường Bưu điện, không nhận hồ sơ trực tiếp) cho các Cơ sở đào tạo của Học viện;

  3. Công bố kết quả xét tuyển: Dự kiến đầu tháng 6/2024.

3Xét tuyển tài năng

Xét tuyển tài năng gồm có:

(1) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đối với các thí sinh là thành viên đội tuyển Olympic quốc tế hoặc đoạt giải Quốc gia, Quốc tế theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện (có thông báo chi tiết riêng).

(2) Xét tuyển dựa vào hồ sơ năng lực đối với các thí sinh có Thành tích đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp quốc gia (giải Khuyến khích), cấp Tỉnh/Thành phố trực thuộc TW (Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích), thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời diểm xét tuyển hoặc là học sinh tại các trường THPT chuyên (điều kiện cụ thể tại Đối tượng tuyển sinh).

Đối tượng, điều kiện tuyển sinh

a) Quy định chung:

  1. Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức) là các thí sinh đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương hoặc đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật;

  2. Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định;

  3. Đáp ứng các điều kiện khác theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện.

Ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục a) thì thí sinh cân có thêm một trong các điều kiện như sau:

(1) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: thí sinh là thành viên đội tuyển Olympic quốc tế hoặc đoạt giải Quốc gia, Quốc tế theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện (có thông báo chi tiết riêng).

(2) Xét tuyển dựa vào hồ sơ năng lực: thí sinh cần có thêm một trong các điều kiện sau đây:

  1. Thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc doạt giải Nhất, Nhì, Bà, Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phô trực thuộc Trung ương (TW) các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên;

  2. Là học sinh chuyên các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học của trường THPT chuyên trên phạm vi toàn quốc (các trường THPT chuyên thuộc Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW và các trường THPT chuyên thuộc Cơ sở giáo dục đại học) hoặc hệ chuyên thuộc các trường THPT trọng điểm quốc gia; Và có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên.

Ngưỡng đầu vào:

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với Phương thức xét tuyển tài năng (Xét tuyển dựa vào hồ sơ năng lực) và Phương thức xét tuyển kết hợp: thí sinh có kết quả điểm trung bình chung học tập các năm học lớp 10, lớp 11, lớp 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên tùy theo từng loại đối tượng.

Nguyên tắc xét tuyển, Điểm xét tuyển, Xác nhận nhập học

Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: Thực hiện theo Quy chế và Kế hoạch của Bộ Giáo dục & Đào tạo, có thông báo riêng.

  1. Thí sinh được đăng ký xét tuyển 02 nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một (01) nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;
  2. Xét tuyển theo ngành và theo Điểm hồ sơ năng lực (Điểm HISNL);
  3. Xét trúng tuyển từ thí sinh có kết quả cao xuống cho đến hết chỉ tiêu;

Trong đó

  1. Điểm HSNL được quy đổi theo thang điểm 100;
  2. Điểm học lực chiếm 60% (tối đa 60 điểm);
  3. Điểm thành tích chiếm 40% (tối đa 40 điểm);
  4. Điểm ưu tiên thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và được quy đổi theo thang điểm 100 tương ứng.

Điểm học lực (ĐHL) được tính bằng tổng của ba (03) điểm bình quân kết quả học tập ở năm học lớp 10, lớp 11, lớp 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) của ba (03) môn học tương ứng với tổ hợp bài thi/môn thi của ngành đã đăng ký xét tuyển, cụ thể:

với

Điểm thành tích được xác định cụ thể như sau:

TTThành tíchĐiểm thành tíchGhi chú
1.Thành tích tại kỳ thi HSG
1.1Giải Khuyến khích Quốc gia40
1.2Giải Nhất cấp Tỉnh/Thành phố TW35
1.3Giải Nhì cấp Tỉnh/Thành phố TW30
1.4Giải Ba cấp Tỉnh/Thành phố TW25
1.5Giải Khuyến khích cấp Tỉnh/Thành phố TW20
2.Học sinh chuyên (không có giải)25

Ghi chú: Thí sinh chỉ được lựa chọn một (01) loại thành tích cao nhất.

Nếu xét tuyển không đủ chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo phương thức khác;

  1. Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch chung (thí sinh xếp nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển là nguyện vọng 1 khi đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống để được trúng tuyển chính thức vào Học viện);

  2. Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trên Hệ thống tuyển sinh và theo kế hoạch quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem là từ chối nhập học.

Quy đổi điểm Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Áp dụng Đối với Phương thức xét tuyển kết hợp.

Thí sinh được phép quy đổi điểm môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển khi có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Cụ thể:

TTIELTSTOEFL iBTTOEFL ITPĐiểm quy đổi
17.5 – 9.0Từ 102 điểm trở lênTừ 627 điểm trở lên10 điểm
27.090 – 101590 – 6269,5 điểm
36.579 – 89561 – 5899,0 điểm
46.072 – 78543 – 5608,5 điểm
55.561 – 71500 – 5428,0 điểm

(*): Chỉ quy đổi điểm môn tiếng Anh trong Điểm xét tuyển (điểm xét tuyển cuối cùng), không quy đổi điểm môn tiếng Anh của từng năm học

  1. Cộng Điểm thưởng cho thí sinh đạt giải: Áp dụng Đối với Phương thức xét tuyển kết hợp và Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả bài thi ĐGNL, ĐGTD

Thí sinh được cộng Điểm thưởng theo thành tích giải dạt được vào Điểm xét tuyển.

Cụ thể:

TTLoại Giải đạt đượcĐiểm cộng
1Giải Khuyến khích cấp Quốc giaĐược cộng 3,0 (ba) điểm
2Giải Nhất cấp Tỉnh/Thành phố TWĐược cộng 2,5 (hai phẩy năm) điểm
3Giải Nhì cấp Tỉnh/Thành phố TWĐược cộng 2,0 (hai) điểm
4Giải Ba cấp Tỉnh/Thành phố TWĐược cộng 1,5 (một phẩy năm) điểm
5Giải Khuyến khích cấp Tỉnh/Thành phố trực thuộc TWĐược cộng 1,0 (một) điểm

Cách tính điểm ưu tiên

  1. Điểm ưu tiên, Điểm thưởng (ưu tiên đối tượng và khu vực theo quy chế tuyển sinh, điểm thưởng) gọi chung là Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (áp dụng theo thang điểm 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

(*) Tổng điểm đạt được là điểm xét tuyển (không gồm điểm ưu tiên) tương ứng với tùng phương thức xét tuyển (là Kết quả thi tốt nghiệp THPT đối với PTXT dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc Kết quả học tập THPT đối với PTXT kết hợp hoặc kết quả đánh giá năng lực, đánh giá tư duy sau quy đổi về thang điểm 30 đối với PTXT dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy).

Đối với Phương thức xét tuyển tài năng theo thang điểm 100, các mức điểm trong xác định điểm ưu tiên được quy đổi theo thang điểm 100. Cụ thể, thí sinh đạt tổng điểm từ 75 điểm trở lên, điểm ưu tiên được xác định theo công thức sau:

Tổ chức tuyển sinh:

(1) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: Theo quy định và theo lịch tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(2) Xét tuyển dựa vào hồ sơ năng lực:

  1. Thời gian đăng ký và nhận hồ sơ ĐKXT: Từ 15/04/2024 đến hết 20/05/2024;

Hình thức đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ: thí sinh khai hồ sơ, đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Cổng xét tuyển trực tuyến của Học viện tại địa chỉ https://xettuyen.ptit.edu.vn và nộp hồ sơ (gửi qua đường Bưu điện, không nhận hồ sơ trực tiếp) cho các Cơ sở đào tạo của Học viện;

  1. Công bố kết quả xét tuyển: Dự kiến cuối tháng 5/2024.
4Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Đối tượng, điều kiện tuyển sinh

a) Quy định chung:

  1. Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức) là các thí sinh đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương hoặc đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật;

  2. Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định;

  3. Đáp ứng các điều kiện khác theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện.

Ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục a) thì thí sinh phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với các bài thi/môn thi theo tổ hợp xét tuyển tương ứng các ngành của Học viện.

Ngưỡng đầu vào:

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT: Học viện sẽ thông báo sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024;

Nguyên tắc xét tuyển, Điểm xét tuyển, Xác nhận nhập học

  1. Xét tuyển theo ngành và theo tổ hợp bài thi/môn thi xét tuyển;

  2. Điểm trúng tuyển của các tổ hợp bài thi/môn thi trong cùng một ngành là bằng nhau (không có điểm chênh lệch giữa các tổ hợp trong cùng một ngành);

  3. Xét trúng tuyển từ thí sinh có kết quả cao xuống và đảm bảo chất lượng tuyển sinh;

  4. Xét tuyển các nguyện vọng bình đẳng (không có điểm chênh lệch giữa các nguyện vọng trong cùng một ngành), nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng ở thứ tự ưu tiên thứ nhất (nguyện vọng 1) thì sẽ được tự động xét tuyển ở nguyện vọng ưu tiên thứ hai (nguyện vọng 2) và kế tiếp; Thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký, khi đã trúng tuyển ở nguyện vọng nào thì không được xét tuyển tiếp ở nguyện vọng sau;

  5. Điểm trúng tuyển được tính theo thang điểm 10 trên tổng điểm tối đa của 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 30 điểm;

  6. Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện không sử dụng tiêu chí phụ riêng để xét tuyển; Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời gian quy định của Học viện. Nếu quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem là từ chối nhập học.

  7. Các diều kiện khác thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện.

Tổ chức tuyển sinh:

  1. Hình thức ĐKXT: Trực tuyến theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  2. Thời gian xét tuyển: Theo lịch xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  3. Các điều kiện xét tuyển: Không tổ chức sơ tuyển

Thông tin khác

Chất lượng cơ sở giáo dục
Ngày cấp: 19/01/2023 - Ngày hết hạn: 19/01/2028. Xem nguồn

Hệ thống

3.93

Chức năng

3.96

Kết quả hoạt động

3.96

Chiến lược

3.91

Tiêu chuẩn 9: Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong

4.17/7

Tiêu chuẩn 10: Đánh giá chất lượng bên trong và bên ngoài

3.75/7

Tiêu chuẩn 11: Quản lý thông tin đảm bảo chất lượng bên trong

4/7

Tiêu chuẩn 12: Nâng cao chất lượng

3.8/7

Hình ảnh trường